Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SBT Toán 10 trang 31, 32,33 Cánh Diều tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 20, 21, 22, 23 trang 31, bài 24, 25, 26, 27, 28, 29 trang 32 bài 30 trang 33 SBT Toán 10 Cánh Diều tập 1 - Bài 22. Phần không bị gạch (kể cả d) ở Hình 11 là miền nghiệm của bất phương trình:

Bài 20 trang 31 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Cặp số nào sau đây không là nghiệm của bất phương trình \(x - 2y \ge 5?\)

A. \(\left( {3; - 1} \right)\)             B. \(\left( { - 1;4} \right)\)            C. \(\left( {2; - 3} \right)\)             D. \(\left( {1; - 2} \right)\)

Lời giải:

A) Thay x = 3, y = – 1, ta được:

3 – 2.(– 1) ≥ 5 ⇔ 5 ≥ 5 (luôn đúng)

=> (3; – 1) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

B) Thay x = – 1, y = 4, ta được:

3.(– 1) – 2.4 ≥ 5 ⇔ – 11 ≥ 5 (vô lí)

=> (– 1; 4) không là nghiệm của bất phương trình đã cho.

C) Thay x = 2, y = – 3, ta được:

3.2 – 2.(– 3) ≥ 5 ⇔ 15 ≥ 5 (luôn đúng)

=> (2; – 3) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

D) Thay x = 1, y = – 2, ta được:

3.1 – 2.(– 2) ≥ 5 ⇔ 7 ≥ 5 (luôn đúng)

=> (1; – 2) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Chọn B

Bài 21 trang 31 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Cặp số nào sau đây không là nghiệm của hệ bất phương trình 

A. (2; – 1);

B. (7; 1);

C. (5; – 1);

D. (6; – 2).

Lời giải:

Đáp án đúng là A

+) Thay x = 2 và y = – 1 vào từng bất phương trình của hệ ta được:

(1) ⇔ 2 – 2(– 1) > 4 ⇔ 4 > 4 (vô lí);

(2) ⇔ 2.2 + (– 1) > 6 ⇔ 3 > 6 (vô lí).

Do đó cặp số (2; – 1) không là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

+) Thay x = 7 và y = 1 vào từng bất phương trình của hệ ta được:

(1) ⇔ 7 – 2.1 > 4 ⇔ 5 > 4 (luôn đúng);

(2) ⇔ 2.7 + 1 > 6 ⇔ 15 > 6 (luôn đúng).

Do đó cặp số (7; 1) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

+) Thay x = 5 và y = – 1 vào từng bất phương trình của hệ ta được:

(1) ⇔ 5 – 2(– 1) > 4 ⇔ 7 > 4 (luôn đúng);

(2) ⇔ 2.5 + (– 1) > 6 ⇔ 9 > 6 (luôn đúng).

Do đó cặp số (5; – 1) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

+) Thay x = 6 và y = – 2 vào từng bất phương trình của hệ ta được:

(1) ⇔ 6 – 2(– 2) > 4 ⇔ 10 > 4 (luôn đúng);

(2) ⇔ 2.6 + (– 2) > 6 ⇔ 10 > 6 (luôn đúng).

Do đó cặp số (6; – 2) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Bài 22 trang 31 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Phần không bị gạch (kể cả d) ở Hình 11 là miền nghiệm của bất phương trình:

A. \(2x - 3y \le  - 12\)        B. \(2x - 3y \ge  - 12\)

C. \(3x - 2y \le 12\)            D. \(3x - 2y \ge 12\)

Lời giải:

Gọi đường thẳng d có dạng: y = ax + b

d đi qua (-6;0) và (0;4) nên ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}0 =  - 6a + b\\4 = 0.a + b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{2}{3}\\b = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow y = \frac{2}{3}x + 4 \Leftrightarrow 2x - 3y =  - 12\)

Lấy điểm O(0; 0) không thuộc d, ta có 2.0 – 3.0 = 0 > – 12, mà điểm O không thuộc miền nghiệm

Do đó bất phương trình cần tìm là \(2x - 3y \le  - 12\)

Chọn A

Bài 23 trang 31 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Phần không bị gạch (kể cả tia AB, AC) ở Hình 12 là miền nghiệm của hệ bất phương trình:

A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y \ge 2}\\{y \ge  - 1}\end{array}} \right.\)       B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y \le 2}\\{y \ge  - 1}\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x + y < 2}\\{y >  - 1}\end{array}} \right.\)         D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x + y > 2}\\{y \ge  - 1}\end{array}} \right.\)

Lời giải:

Gọi d là đường thẳng đi qua hai điểm A và B, vì đường thẳng này cắt hai trục tọa độ Ox, Oy lần lượt tại các điểm có tọa độ là (2; 0) và (0; 1) nên có phương trình là: \(\frac{x}{2} + \frac{y}{2} = 1 \Leftrightarrow x + 2y = 2\)

Lấy O(0; 0) có 0 + 2.0 = 0 < 2 và điểm O thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình và miền nghiệm kể cả đường thẳng d nên ta có bất phương trình x + 2y ≤ 2 (1).

Gọi d’ là đường thẳng đi qua hai điểm A và C và song song với trục hoành Ox nên có phương trình y = – 1.

Lấy điểm O(0; 0) có 0 > – 1 và điểm O thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình và miền nghiệm kể cả đường thẳng d nên ta có bất phương trình y ≥ – 1 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y \le 2}\\{y \ge  - 1}\end{array}} \right.\)

Chọn B

Bài 24 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức  trên miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - y \ge  - 2}\\{x + y \le 4}\\{x - 5y \le  - 2}\end{array}} \right.\)

A. -5                       B. -7                       C. 1                         D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình như sau:

- Vẽ ba đường thẳng:

Đường thẳng d1: x – y = – 2 cắt trục Ox, Oy lần lượt tại các điểm có tọa độ (– 2; 0) và (0; 2).

Đường thẳng d2: x + y = 4 cắt trục Ox, Oy lần lượt tại các điểm có tọa độ (4; 0) và (0; 4).

Đường thẳng d3: x – 5y = – 2 lần lượt đi qua các điểm có tọa độ (– 2; 0) và (3; 1).

- Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền trong tam giác ABC với A( – 2; 0), B(1; 3) và C(3; 1) như hình vẽ sau:


Ta có biểu thức F = – 2x + y  có giá trị nhỏ nhất tại một trong các đỉnh của tam giác ABC.

Tính giá trị biểu thức T tại các đỉnh của tứ giác:

Tại A(– 2; 0), với x = – 2 và y = 0 thì F = – 2.(– 2) + 0 = 4;

Tại B(1; 3), với x = 1 và y = 3 thì F = – 2.1 + 3 = 1;

Tại C(3; 1), với x = 3 và y = 1 thì F = – 2.3 + 1 = – 5 ;

Ta được F đạt giá trị nhỏ nhất bằng – 5 khi x = 3, y = 1.

Bài 25 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau:

a) \(3x > 2\)                  b) \(2y \le  - 5\)           c) \(2x - y \ge 1\)           d) \(3x - 2y < 5\)

Lời giải:

a) Vẽ đường thẳng a: \(3x = 2\)

Xét điểm O(0; 0) ta có 3.0 = 0 < 2, do đó O(0;0) không thuộc miền nghiệm của bpt \(3x > 2\).

Miền nghiệm của bất phương trình \(3x > 2\) là nửa mặt phẳng bờ a, không chứa điểm O.

b) Vẽ đường thẳng b: 2y = – 5

Xét O(0; 0) ta có 2.0 = 0 > – 5.

=> O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bpt \(2y \le  - 5\)

Do đó miền nghiệm của bất phương trình \(2y \le  - 5\) là nửa mặt phẳng bờ b, không chứa điểm O.

c) Vẽ đường thẳng c: 2x – y = 1

Xét điểm O(0; 0) ta có 2.0 – 0 = 0 < 1.

=> O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bpt \(2x - y \ge 1\)

Do đó miền nghiệm của bất phương trình \(2x - y \ge 1\) là nửa mặt phẳng bờ c, không chứa điểm O.

d) Vẽ đường thẳng d: 3x – 2y = 5

Xét điểm O(0; 0) ta có 3.0 – 2.0 = 0 < 5.

=> O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bpt \(3x - 2y < 5\)

Do đó miền nghiệm của bất phương trình \(3x - 2y < 5\) là nửa mặt phẳng bờ d, chứa điểm O.

Bài 26 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Biểu diễn miền nghiệm của các hệ bất phương trình sau:

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 3y < 0}\\{x + 2y >  - 3}\\{x + y < 2}\end{array}} \right.\)                  b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 2y \le 3}\\{3x + 2y \ge 9}\\{x + y \le 6}\\{x \ge 1}\end{array}} \right.\)                c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y \le 2}\\{x + 2y \ge  - 2}\\{x - 2y \le 2}\\{x - 2y \ge  - 2}\end{array}} \right.\)

Phương pháp:

Xác định miền nghiệm của từng bpt. Miền nghiệm của hệ bpt là miền giao của các miền nghiệm ấy.

Biểu diễn miền nghiệm của bpt \(ax + by < c\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(d:ax + by = c\)

Bước 2: Lấy một điểm \(M\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) không thuộc d (ta thường lấy gốc tọa độ O nếu \(c \ne 0\)). Tính \(a{x_o} + b{y_o}\) và so sánh với c

Bước 3: Kết luận

Nếu \(a{x_o} + b{y_o} < c\)thì nửa mặt phẳng (không kể đường thẳng d) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by < c\)

Nếu \(a{x_o} + b{y_o} > c\) thì nửa mặt phẳng (không kể d) không chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by > c\)

Lời giải:

a) Vẽ các đường thẳng:

d1: x – 3y = 0 là đường thẳng đi qua hai điểm có tọa độ là (0; 0) và (3; 1).

d2: x + 2y = – 3 là đường thẳng đi qua hai điểm (– 3; 0) và (1; – 2).

d3: x + y = 2 là đường thẳng đi qua hai điểm (2; 0) và (0; 2).

Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ ta được miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không bị gạch chéo trong hình dưới đây:

 

b) Vẽ các đường thẳng:

d1: x – 2y = 3 là đường thẳng đi qua hai điểm có tọa độ là (3; 0) và (1; – 1).

d2: 3x + 2y = 9 là đường thẳng đi qua hai điểm (3; 0) và (1; 3).

d3: x + y = 6 là đường thẳng đi qua hai điểm (6; 0) và (0; 6).

d4: x + y = 6 là đường thẳng song song với trục tung Oy và đi qua điểm (1; 0).

Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ ta được miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không bị gạch chéo trong hình dưới đây:

 

 c) Vẽ các đường thẳng:

d1: x + 2y = 2 là đường thẳng đi qua hai điểm có tọa độ là (2; 0) và (0; 1).

d2: x + 2y = – 2 là đường thẳng đi qua hai điểm (– 2 ; 0) và (0; – 1).

 d3: x – 2y = 2 là đường thẳng đi qua hai điểm (2; 0) và (0;  – 1).

d4: x – 2y = – 2  là đường thẳng đi qua hai điểm (–2; 0) và (0; 1).

Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ ta được miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không bị gạch chéo trong hình dưới đây:

Bài 27 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

a) Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x - y \le 9}\\{3x + 6y \le 30}\\{x \ge 0}\\{0 \le y \le 4}\end{array}} \right.\left( I \right)\)

b) Tìm x, y là nghiệm của hệ bất phương trình (I) sao cho \(F = 3x + 4y\) đạt giá trị lớn nhất

Phương pháp:

a) Xác định miền nghiệm của từng bpt. Miền nghiệm của hệ bpt là miền giao của các miền nghiệm ấy.

Biểu diễn miền nghiệm của bpt \(ax + by < c\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(d:ax + by = c\)

Bước 2: Lấy một điểm \(M\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) không thuộc d (ta thường lấy gốc tọa độ O nếu \(c \ne 0\)). Tính \(a{x_o} + b{y_o}\) và so sánh với c

Bước 3: Kết luận

Nếu \(a{x_o} + b{y_o} < c\)thì nửa mặt phẳng (không kể đường thẳng d) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by < c\)

Nếu \(a{x_o} + b{y_o} > c\) thì nửa mặt phẳng (không kể d) không chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by > c\)

b) Tính giá trị của \(F\left( {x;y} \right)\) tại các đỉnh của miền đa giác nghiệm.

Lời giải:

Vẽ các đường thẳng:

d1: 3x – y = 9 đi qua hai điểm có tọa độ là (3; 0) và (0; 9).

d2: 3x + 6y = 30 đi qua hai điểm (10; 0) và (0; 5).

d3: x = 0 là trục tung.

d4: y = 0 là trục hoành

d5: y = 4 đi qua điểm (0; 4) và song song với trục hoành.

Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình.

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền ngũ giác OABCD với O(0; 0), A(0; 4), B(2; 4), C(4; 3), D(3; 0):

b) Thay x,y lần lượt là tọa độ các điểm O, A, B, C, D vào biểu thức F:

 

\(O(0;0)\)

\(A(0;4)\)

\(B(2;4)\)

\(C(4;3)\)

\(D(3;0)\)

\(F = 3x + 4y\)

\(0\)

\(16\)

\(22\)

\(24\)

\(9\)

F đạt giá trị lớn nhất bằng 24 tại \(x = 4,y = 3\)

Bài 28 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Một sân bóng đá được tổ chức tại một sân vận động có sức chứa 40 000 người, ban tổ chức phát hành hai loại vé là 400 000 đồng và 200 000 đồng. Do điều kiện sân đấu nên số lượng vé 400 000 đồng không lớn hơn số lượng vé 200 000 đồng. Để an toàn phòng dịch, liên đoàn bóng đá yêu cầu số lượng vé không vượt quá 30% sức chứa của sân. Để tổ chức được trận đấu thì số tiền thu được thông qua bán vé không được ít hơn 3 tỉ đồng. Gọi x, y lần lượt là số vé vé 400 000 đồng và 200 000 đồng được bán ra.

a) Viết hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y để biển diễn số lượng vé mỗi loại được bán ra đảm bảo mục đích của ban tổ chức.

b) Chỉ ra hai nghiệm của hệ bất phương trình đó.

Phương pháp:

Gọi x, y lần lượt là số vé 400 000 đồng và 200 000 đồng được bán ra

Sử dụng dữ liệu đề bài cho để lập hệ bất phương trình ẩn x, y

Xác định miền nghiệm của bất phương tình trên mặt phẳng tọa độ

Lời giải:

Gọi x, y lần lượt là số vé 400 000 đồng và 200 000 đồng được bán ra (\(x,y \in {\mathbb{N}^*}\))

30% sức chứa của sân là: \(30\% .40000 = 12000\) (người)

Số lượng vé không vượt quá 30% sức chứa của sân nên ta có: \(x + y \le 12000\) (1)

Số lượng vé 400 000 đồng không lớn hơn số lượng vé 200 000 đồng do đó \(x \le y\) hay \(x - y \le 0\)(2)

Số tiền thu được thông qua bán vé không được ít hơn 3 tỉ đồng nên ta có:

\(400.000x + 200.000y \ge 3.00.000.000\) hay \(2x + y \ge 15.000\) (3)

Từ (1), (2) và (3) và điều kiện của x và y ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y \le 12.000}\\{x - y \le 0}\\{2x + y \ge 15.000}\\{x \ge 0}\\{y \ge 0}\end{array}} \right.\)

b)  Chọn x = 5 000 và y = 5 000, ta thấy cặp số này thỏa mãn tất cả các bất phương trình trong hệ nên (5 000; 5 000) là nghiệm của hệ bất phương trình.

Chọn x = 4 000 và y = 7 000, ta thấy cặp số này thỏa mãn tất cả các bất phương trình trong hệ nên (4 000; 7 000) là nghiệm của hệ bất phương trình

Bài 29 trang 32 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Một xưởng sản xuất bàn và ghế. Một chiếc bàn cần 1,5 giờ lắp ráp và 1 giờ để hoàn thiện; một chiếc ghế cần 1 giờ để lắp ráp và 2 giờ để hoàn thiện. Bộ phận lắp ráp có 3 nhân công, bộ phận hoàn thiện có 4 nhân công. Biết thị trường luôn tiêu thụ hết sản phẩm của xưởng và lượng ghế tiêu thụ không vượt quá 3,5 lần số bàn.

a) Viết hệ bất phương trình mô tả số lượng bàn và ghế mà trong một ngày phân xưởng có thể sản xuất, biết một nhân công làm việc không quá 8 tiếng mỗi ngày.

b) Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đó.

c) Biết một chiếc bàn lãi 600 nghìn đồng, một chiếc ghế lãi 450 nghìn đồng. Hỏi trong một ngày, xưởng cần sản xuất bao nhiêu chiếc bàn, bao nhiêu chiếc ghế để thu được tiền lãi cao nhất.

Lời giải:

a) Gọi số bàn xưởng sản xuất được là x (bàn) và số ghế xưởng sản xuất được là y (ghế) (x, y ∈ ℕ).

Xưởng có 3 công nhân lắp ráp và một công nhân làm việc không quá 8 tiếng mỗi ngày nên tổng thời gian lắp ráp một ngày là 3.8 = 24 (giờ).

Xưởng có 4 công nhân hoàn thiện và một công nhân làm việc không quá 8 tiếng mỗi ngày nên tổng thời gian lắp ráp một ngày là: 4.8 =32 (giờ).

Tổng thời gian lắp ráp x chiếc bàn và y chiếc ghế không vượt quá 24 giờ nên \(1,5x + y \le 24\quad (1)\)

Tổng thời gian hoàn thiện x chiếc bàn và y chiếc ghế không vượt quá 32 giờ nên:

 \(x + 2y \le 32\quad (2)\)

Vì lượng ghế tiêu thụ không vượt quá 3,5 lần số bàn nên \(3,5x \ge y{\rm{ }}\left( 3 \right)\)

Từ (1), (2), (3) và điều kiện của x, y nên ta có hệ bất phương trình sau:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1,5x + y \le 24}\\{x + 2y \le 32}\\{3,5x - y \ge 0}\\{x \ge 0}\\{y \ge 0}\end{array}} \right.\)

b) Vẽ các đường thẳng:

d1: 1,5x + y = 24 đi qua hai điểm (16; 0) và (0; 24).

d2: x + 2y = 32 đi qua hai điểm (32; 0) và (0; 16).

d3: 3,5x – y = 0 đi qua hai điểm (0; 0) và (2; 7).

d4: x = 0 là trục Oy.

d5: y = 0 là trục Ox.

Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của từng bất phương trình.

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền trong tứ giác OABC với O(0; 0), A(4; 14), B(8; 12), C(16; 0).

 

c) Số tiền lãi mà phân xưởng thu được khi bán x chiếc bàn và y chiếc ghế là: 600x + 450y (nghìn đồng).

Đặt F = 600x + 450y.

Thay x,y lần lượt là tọa độ các điểm O, A, B, C, D vào biểu thức F:

 

\(O(0;0)\)

\(A(4;14)\)

\(B(8;12)\)

\(C(16;0)\)

\(F = 600x + 450y\)

\(0\)

\(8700\)

\(10200\)

\(9600\)

F đạt giá trị lớn nhất bằng 10200 tại \(x = 8,y = 12\)

Vậy xưởng cần sản xuất 8 chiếc bàn và 12 chiếc ghế để thu được tiền lãi lớn nhất là 10 200 000 đồng.

Bài 30 trang 33 SBT Toán 10 - Cánh Diều

Hình 13 mô tả sơ đồ một sân khấu gắn với hệ trục tọa độ Oxy (đơn vị trên các trục tọa độ là 1 mét). Phần thính phòng giới hạn bởi hai đường thẳng d1 và d2 là vị trí ngồi của khán giả có thể nhìn thấy dàn hợp xướng. Gọi (x; y) là tọa độ ngồi của khán giả ở thính phòng. Viết hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y mà khán giả có thể nhìn thấy dàn hợp xướng.

Lời giải:

Ta có hình vẽ sau

Phần chỗ ngồi của khán giả được giới hạn bởi các đường thẳng d1, d2, d và d’ chính là miền tứ giác ABCD.

Đường thẳng d đi qua điểm (0; 22) và song song với trục Ox nên có phương trình là y = 22.

Miền nghiệm nằm ở bên dưới nên ta có bất phương trình \(y \le 22\)    (1)

Đường thẳng d’ đi qua điểm (0; 10) và song song với trục Ox nên có phương trình là y = 10.

Miền nghiệm nằm ở bên trên đường thẳng d’ nên ta có bất phương trình y ≥ 10   (2) .

Gọi phương trình đường thẳng d1 là y = ax + b. \({d_1}\) đi qua hai điểm (– 12; 0) và (– 8; – 8) nên ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 12a + b = 0}\\{ - 8a + b =  - 8}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a =  - 2}\\{b =  - 24}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow {d_1}:y =  - 2x - 24 \Leftrightarrow 2x + y =  - 24\)

Điểm có tọa độ (0; 12) thuộc miền nghiệm ABCD và 2.0 + 12 = 12 > – 24 nên ta có bất phương trình 2x + y > – 24  (3).

Đường thẳng d2 có phương trình y = ax + b đi qua hai điểm (12; 0) và (8; – 8) nên ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{12a + b = 0}\\{8a + b =  - 8}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 2}\\{b =  - 24}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow {d_2}:y = 2x - 24 \Leftrightarrow 2x - y = 24\)

Điểm có tọa độ (0; 12) thuộc miền nghiệm ABCD và 2.0 – 12 = –12 < 24 nên ta có bất phương trình 2x – y < 24    (4).

Từ đó ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x + y >  - 24}\\{2x - y < 24}\\{y \ge 10}\\{y \le 22}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x + y >  - 24}\\{2x - y < 24}\\{10 \le y \le 22}\end{array}} \right.\)

Sachbaitap.com

Bài viết liên quan