Bài 12 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hai vectơ \(\overrightarrow u = ( - 1;3)\) và \(\overrightarrow v = (2; - 5)\). Toạ độ của vectơ \(\overrightarrow u + \overrightarrow v \) là:
A. (1; -2) B. (-2; 1) C. (-3; 8) D. (3; -8)
Phương pháp:
Nếu \(\overrightarrow u = ({x_1};{y_1})\) và \(\overrightarrow v = ({x_2};{y_2})\) thì \(\overrightarrow u + \overrightarrow v = ({x_1} + {x_2};{y_1} + {y_2})\)
Lời giải:
Bài 13 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hai vectơ \(\overrightarrow u = (2; - 3)\)và \(\overrightarrow v = (1;4)\). Toạ độ của vectơ \(\overrightarrow u - 2\overrightarrow v \) là:
A. (0; 11) B. (0; -11) C. (-11; 0) D. (-3; 10)
Phương pháp:
Nếu \(\overrightarrow u = ({x_1};{y_1})\) và \(\overrightarrow v = ({x_2};{y_2})\) thì \(\overrightarrow u - 2\overrightarrow v = ({x_1} - 2{x_2};{y_1} - 2{y_2})\)
Lời giải:
Bài 14 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hai điểm A(4; − 1) và B(– 2; 5). Toạ độ trung điểm M của đoạn thẳng AB là:
A. (2;4) B. (-3; 3) C. (3; -3) D. (1; 2)
Phương phảp:
Nếu M(a; b) là trung điểm của AB với \(A({x_A};{y_A}),B({x_B};{y_B})\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2}\\b = \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2}\end{array} \right.\)
Lời giải:
Tọa độ trung điểm M của đoạn thẳng AB là:
Suy ra M(1; 2)
Vậy chọn đáp án D.
Bài 15 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho tam giác ABC có A(4 ; 6), B(1 ; 2), C(7 ; – 2). Toạ độ trọng tâm G của tam giác ABC là:
\(A\left( {4;\frac{{10}}{3}} \right)\) B. (8; 4) C. (2;4) D. (4; 2).
Phương pháp:
Nếu G(a; b) là trọng tâm của ∆ABC với \(A({x_A};{y_A}),B({x_B};{y_B}),C({x_C};{y_C})\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3}\\b = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3}\end{array} \right.\)
Lời giải:
Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là:
Suy ra G(4; 2)
Vậy chọn đáp án D.
Bài 16 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hai điểm M(− 2 ; 4) và N(1 ; 2). Khoảng cách giữa hai điểm M và N là:
A. \(\sqrt {13} \) B. \(\sqrt 5 \) C. 13 D. \(\sqrt {37} \)
Lời giải:
Cho M(− 2 ; 4) và N(1 ; 2) \( \Rightarrow MN = \sqrt {{3^2} + {{( - 2)}^2}} = \sqrt {13} \)
Chọn A
Bài 17 trang 66 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hai vectơ \(\overrightarrow u = ( - 4; - 3)\) và \(\overrightarrow v = ( - 1; - 7)\). Góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow v \) là:
A. 90⁰ B. 60⁰ C. 45⁰ D. 30⁰
Lời giải:
Ta có: \(\cos \left( {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right) = \frac{{( - 4).( - 1) + ( - 3).( - 7)}}{{\sqrt {{{( - 4)}^2} + {{( - 3)}^2}} .\sqrt {{{( - 1)}^2} + {{( - 7)}^2}} }}\)\( = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) \( \Rightarrow \left( {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right) = {45^0}\)
Chọn C
Bài 18 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Côsin của góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow u = (1;1)\) và \(\overrightarrow v = ( - 2;1)\) là:
A. \( - \frac{1}{{10}}\) B. \(\frac{{\sqrt {10} }}{{10}}\) C. \( - \frac{{\sqrt {10} }}{{10}}\) D. \(\frac{3}{{10}}\)
Lời giải:
Ta có: \(\cos \left( {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right) = \frac{{1.( - 2) + 1.1}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} .\sqrt {{{( - 2)}^2} + {1^2}} }}\)\( = - \frac{{\sqrt {10} }}{{10}}\)
Chọn C
Bài 19 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho tam giác ABC có A(2 ; 6), B(– 2 ; 2), C(8 ; 0). Khi đó, tam giác ABC là:
A. Tam giác đều B. Tam giác vuông tại A
C. Tam giác có góc tù tại A D. Tam giác cân tại A
Lời giải:
\(\overrightarrow {AB} = ( - 4; - 4) \Rightarrow AB = 4\sqrt 2 \);
\(\overrightarrow {AC} = (6; - 6) \Rightarrow AC = 6\sqrt 2 \);
\(\overrightarrow {BC} = (10; - 2) \Rightarrow BC = 2\sqrt {26} \)
Ta có: \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = ( - 4).6 + ( - 4).( - 6) = - 24 + 24 = 0\) \( \Rightarrow AB \bot AC\)
Vậy ∆ABC vuông tại A
Chọn B
Bài 20 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho ba điểm A(1; 5), B(–1; –1), C(2; – 5).
a) Chứng minh ba điểm A, B, C không thẳng hàng
b) Tìm toạ độ trọng tâm G của tam giác ABC
c) Tìm toạ độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình thang có AB // CD và CD = \(\frac{3}{2}\)AB
Lời giải:
a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} = ( - 2; - 6)\); \(\overrightarrow {AC} = (1; - 10)\). Vì \(\frac{{ - 2}}{1} \ne \frac{{ - 6}}{{ - 10}}\) nên \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \) không cùng phương.
Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng
b) G(a; b) là trọng tâm của ∆ABC \( \Rightarrow G\left( {\frac{2}{3}; - \frac{1}{3}} \right)\)
c) Gọi \(D(a;b)\)
Theo giả thiết, ABCD là hình thang có AB // CD và CD = \(\frac{3}{2}\)AB \( \Rightarrow \overrightarrow {CD} = \frac{3}{2}\overrightarrow {BA} \)
Ta có: \(\overrightarrow {CD} = (a - 2;b + 5),\overrightarrow {AB} = ( - 2; - 6)\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {CD} = \frac{3}{2}\overrightarrow {BA} \)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 2 = \frac{3}{2}.2\\b + 5 = \frac{3}{2}.6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 5\\b = 4\end{array} \right.\). Vậy D(5; 4)
Bài 21 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(– 2 ; 4), B(– 5 ; − 1), C(8 ; – 2). Giải tam giác ABC (làm tròn các kết quả số đo góc đến hàng đơn vị).
Phương pháp:
Bước 1: Tính độ dài các cạnh AB, AC, BC
Bước 2: Sử dụng định lí cosin, định lí sin để tính số đo góc
Lời giải:
\(\overrightarrow {AB} = ( - 3; - 5) \Rightarrow AB = \sqrt {34} \);
\(\overrightarrow {AC} = (10; - 6) \Rightarrow AC = 2\sqrt {34} \);
\(\overrightarrow {BC} = (13; - 1) \Rightarrow BC = \sqrt {170} \)
Áp dụng định lí cosin cho tam giác ABC ta có:
\(\cos A = \frac{{A{B^2} + A{C^2} - B{C^2}}}{{2.AB.AC}} = 0\)\( \Rightarrow \widehat A = {90^0}\)
\(\cos B = \frac{{A{B^2} + B{C^2} - A{C^2}}}{{2.AB.BC}} = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)\( \Rightarrow \widehat B \approx {63^0}\)
\( \Rightarrow \widehat C = {90^0} - \widehat B \approx {27^0}\)
Bài 22 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(4 ; −2), B(10; 4) và điểm M nằm trên trục Ox. Tìm toạ độ điểm M sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right|\) có giá trị nhỏ nhất.
Lời giải:
Do M \( \in Ox\) nên M(a; 0)
Gọi I là trung điểm AB \( \Rightarrow \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \) và I(7; 1)
Ta có: \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right| = \left| {2\overrightarrow {MI} + \left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} } \right)} \right| = 2\left| {\overrightarrow {MI} } \right|\)\( = 2MI\)
\(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right|\) có giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi MI nhỏ nhất \( \Leftrightarrow \) M là hình chiếu của I trên Ox
Mà I(7; 1) \( \Rightarrow M(7;0)\)
Vậy M(7; 0) thì \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right|\) có giá trị nhỏ nhất
Bài 23 trang 67 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Trên màn hình ra đa của đài kiểm soát không lưu (được coi như mặt phẳng toạ độ Oxy với đơn vị trên các trục tính theo ki-lô-mét), một máy bay trực thăng chuyển động thẳng đều từ thành phố A có toạ độ
(600 ; 200) đến thành phố B có toạ độ (200 ; 500) và thời gian bay quãng đường AB là 3 giờ. Hãy tìm toạ độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 1 giờ.
Lời giải:
Gọi C (a; b) là địa điểm máy bay đến sau khi xuất phát 1 giờ
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = ( - 400;300)\)
Theo giả thiết, AC = \(\frac{1}{3}AB\) \( \Rightarrow \overrightarrow {AC} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 600 = \frac{1}{3}.( - 400)\\b - 200 = \frac{1}{3}.300\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{1400}}{3}\\b = 300\end{array} \right. \Rightarrow C\left( {\frac{{1400}}{3};300} \right)\)
Vậy toạ độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 1 giờ là \(\left( {\frac{{1400}}{3};300} \right)\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục