Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SGK Toán 4 trang 108 Phân số và phép chia số tự nhiên

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 1, 2, 3 trang 108 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài Phân số và phép chia số tự nhiên. Bài 1. Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:

Bài 1 trang 108 SGK Toán 4 tập 2

Câu hỏi:

Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số: 7 : 9   ;    5 : 8   ;   6 : 19    ;    1 : 3

Phương pháp:

Thương của phép chia số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Lời giải:

\(  7 : 9 = \displaystyle {7 \over 9}\) ;                          \(5 : 8 = \displaystyle {5 \over 8}\) ; 

\(6 : 19 = \displaystyle {6 \over 19}\);                       \(1 : 3 = \displaystyle {1 \over 3}\) .

Bài 2 trang 108 SGK Toán 4 tập 2

Câu hỏi:

Viết theo mẫu:

Phương pháp:

Viết phép chia dưới dạng phân số rồi tính giá trị của phân số đó.

Lời giải:

\(36 : 9 = \displaystyle {36 \over 9} = 4\) ;                \( 88 : 11 = \displaystyle {88 \over 11} = 8 \);

\(0: 5 = \displaystyle {0 \over 5} = 0\) ;                     \(7 : 7 = \displaystyle {7 \over 7} = 1\).

Bài 3 trang 108 SGK Toán 4 tập 2

Câu hỏi:

a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu)

b) Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng 1

Lời giải:

a)   \(6 = \displaystyle {6 \over 1}\);                            \(1 = \displaystyle {1 \over 1}\);                      \(27 = \displaystyle {27 \over 1}\) ;

      \( 0 = \displaystyle {0\over 1}\) ;                           \(3 = \displaystyle {3 \over 1}\).

b) Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng 1.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan