Bài 1 trang 104 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.
Phương pháp:
Quan sát kĩ các hình đã cho để tìm các cặp cạnh đối diện có trong mỗi hình vẽ đã cho.
Lời giải:
Các cặp cạnh đối diện :
- Trong hình chữ nhật ABCD là : AB và CD, BC và AD.
- Trong hình bình hành EGHK là : EG và HK, GH và EK.
- Trong hình tứ giác MNPQ là : MN và PQ, NP và MQ.
Bài 2 trang 105 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Viết vào ô trống (theo mẫu)
Độ dài đáy |
7cm |
14dm |
23m |
Chiều cao |
16cm |
13dm |
16m |
Diện tích hình bình hành |
7 × 16 = 112 (cm2) |
|
|
Phương pháp:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Lời giải:
Độ dài đáy |
7cm |
14dm |
23m |
Chiều cao |
16cm |
13dm |
16m |
Diện tích hình bình hành |
7 × 16 = 112 (cm2) |
14 × 13 = 182 (dm2) |
23 × 16 = 368 (m2) |
Bài 3 trang 105 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a + b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:
a) a = 8cm ; b = 3cm;
b) a = 10dm ; b = 5dm.
Phương pháp:
Thay chữ bằng số vào biểu thức P = (a + b) × 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải:
Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài hai cạnh liên tiếp nhân với 2 ( cùng một đơn vị đo).
Đáp án :
a) Nếu a =8 cm; b= 3cm thì P = ( 8 + 3 ) x 2 = 22 cm
b) Nếu a= 10dm ; b= 5dm thì P =( 10 + 5) x 2 = 30dm.
Bài 4 trang 105 SGK Toán 4 tập 1
Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó.
Phương pháp:
Áp dụng cách tính diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lời giải:
Diện tích mảnh đất đó là :
40 x 25 = 1000 (dm2) hay 10m2
Đáp số: 10 m2.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục