Kiến thức cần nhớ:
- So sánh hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- So sánh hai phân số cùng tử số: Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
- So sánh phân số với 1:
+ Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
+ Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Bài 1 trang 123 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
\(\dfrac{9}{14}\, ... \, \dfrac{11}{14}\) \(\dfrac{4}{25}\, ... \,\dfrac{4}{23}\) \(\dfrac{14}{15}\, ... \, 1\)
\(\dfrac{8}{9}\, ... \,\dfrac{24}{27}\) \(\dfrac{20}{19}\, ... \,\dfrac{20}{27}\) \(1\, ... \,\dfrac{15}{14}\)
Lời giải:
\(\dfrac{9}{14} < \dfrac{11}{14}\) \(\dfrac{4}{25} < \dfrac{4}{23}\) \(\dfrac{14}{15}<1\)
\(\dfrac{8}{9}= \dfrac{24}{27}\) \(\dfrac{20}{19} > \dfrac{20}{27}\) \(1<\dfrac{15}{14}\)
Bài 2 trang 123 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:
a) Phân số bé hơn 1; b) Phân số lớn hơn 1.
Lời giải:
a) Phân số bé hơn 1 là: \(\dfrac{3}{5}\).
b) Phân số lớn hơn 1 là:\(\dfrac{5}{3}\).
Bài 3 trang 123 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) \(\dfrac{6}{11};\dfrac{6}{5};\dfrac{6}{7}\) b) \(\dfrac{6}{20};\dfrac{9}{12};\dfrac{12}{32}\)
Lời giải:
a) Ta có: \(\dfrac{6}{11}< \dfrac{6}{7}< \dfrac{6}{5}.\)
Vậy các phân số đã cho sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{6}{11};\dfrac{6}{7};\dfrac{6}{5}.\)
b) Rút gọn phân số :
\(\dfrac{6}{20}=\dfrac{6:2}{20:2}=\dfrac{3}{10}\)
\(\dfrac{9}{12}=\dfrac{9:3}{12:3}=\dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{12}{32}=\dfrac{12:4}{32:4}=\dfrac{3}{8}\)
Vì \(\dfrac{3}{10} < \dfrac{3}{8} < \dfrac{3}{4}\) nên \(\dfrac{6}{20}<\dfrac{12}{32}<\dfrac{9}{12}.\)
Vậy các phân số đã cho sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{6}{20};\dfrac{12}{32};\dfrac{9}{12}.\)
Bài 4 trang 123 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Tính
a) \(\dfrac{2×3×4×5}{3×4×5×6}\) b) \(\dfrac{9×8×5}{6×4×15}\)
Lời giải:
a) \(\dfrac{2×\not{3}×\not{4}×\not{5}}{\not{3}×\not{4}×\not{5}×6}= \dfrac{2}{6}\) = \(\dfrac{1}{3}\)
b) \(\dfrac{9×8×5}{6×4×15} \)\(= \dfrac{\not{3}×\not{3}×\not{2}×\not{4}×\not{5}}{\not{3}×\not{2}×\not{4}×\not{3}×\not{5}}= 1\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục