Xem thêm: CHƯƠNG VI: ÔN TẬP
Bài 1 trang 166 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
\(\dfrac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình nào?
Lời giải:
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 là \(\dfrac{1}{6}\).
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2 là \(\dfrac{3}{5}\).
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3 là \(\dfrac{4}{10} = \dfrac{2}{5}\).
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 4 là \(\dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\).
Vậy \(\dfrac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3.
Chọn đáp án C.
Bài 2 trang 167 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Viết tiếp phân số thích hợp vào chỗ chấm:
Lời giải:
Bài 3 trang 167 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Rút gọn các phân số:
\(\dfrac{12}{18}\) ; \(\dfrac{4}{40}\) ; \(\dfrac{18}{24}\) ; \(\dfrac{20}{35}\) ; \(\dfrac{60}{12}\)
Lời giải:
\(\dfrac{12}{18} = \dfrac{12 : 6}{18 : 6} = \dfrac{2}{3}\); \(\dfrac{4}{40}=\dfrac{4 : 4 }{40 :4 }=\dfrac{1 }{10 }\) ;
\(\dfrac{18}{24} = \dfrac{18 : 6}{24 : 6} = \dfrac{3}{4}\); \(\dfrac{20}{35}=\dfrac{20 : 5}{35 : 5}=\dfrac{4}{7}\) ;
\(\dfrac{60}{12}=\dfrac{60 : 12}{12 : 12}=\dfrac{5}{1}= 5\).
Bài 4 trang 167 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Quy đồng mẫu số các phân số:
a) \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\); b) \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ; c) \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{1}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\).
Lời giải:
a) Chọn mẫu số chung là \(35 \).
Ta có: \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{2× 7}{5 × 7} = \dfrac{14}{35}\); \(\dfrac{3}{7}= \dfrac{3 × 5}{7 × 5} = \dfrac{15}{35}\)
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\) ta được hai phân số \(\dfrac{14}{35}\) và \(\dfrac{15}{35}\).
b) Chọn mẫu số chung là \(45\).
Ta có: \(\dfrac{4}{15} = \dfrac{4 × 3}{15 × 3}= \dfrac{12}{45}\); Giữ nguyên phân số \(\dfrac{6}{45}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ta được hai phân số \(\dfrac{12}{45}\) và \(\dfrac{6}{45}\).
Hoặc : \(\dfrac{6}{45} = \dfrac{6:3}{45 : 3}= \dfrac{2}{15}\) ; Giữ nguyên phân số \(\dfrac{4}{15}\).
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ta được hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{2}{15}\).
c) Chọn mẫu số chung là \( 30\).
\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{1 × 15}{2 ×15} = \dfrac{15}{30}\); \(\dfrac{1}{5} = \dfrac{1 × 6}{5 ×6}=\dfrac{6}{30}\); \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{1 ×10}{3 × 10} = \dfrac{10}{30}\).
Vậy quy đồng mẫu số ba phân số \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{1}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\) ta được ba phân số \(\dfrac{15}{30}; \) \(\dfrac{6}{30}; \) và \(\dfrac{10}{30}\).
Bài 5 trang 167 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Sắp xếp các phân số \(\dfrac{1}{3}\); \(\dfrac{1}{6}\); \(\dfrac{5}{2}\); \(\dfrac{3}{2}\) theo thứ tự tăng dần.
Lời giải:
Nhận xét:
\(\dfrac{1}{3} < 1\) ; \(\dfrac{1}{6} < 1\) và \(\dfrac{1}{6}< \dfrac{1}{3}\) ;
\(\dfrac{5}{2} > 1\) ; \(\dfrac{3}{2} > 1\) và \(\dfrac{3}{2} < \dfrac{5}{2}\).
Do đó \(\dfrac{1}{6} < \dfrac{1}{3}<\dfrac{3}{2} < \dfrac{5}{2}\).
Vậy các phân số đã cho xếp theo thứ tự tăng dần là: \(\dfrac{1}{6}\) ; \(\dfrac{1}{3}\) ;\(\dfrac{3}{2}\) ; \(\dfrac{5}{2}\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục