Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 7 trang 93, 94, 95 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.2 trên 10 phiếu

Giải bài 1 trang 93, bài 2, 3, 4 trang 94, bài 5, 6 trang 95 SGK Toán lớp 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Bài 1. Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh một trường Trung học cơ sở được cho bởi bảng thống kê sau:

Bài 1 trang 93 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh một trường Trung học cơ sở được cho bởi bảng thống kê sau:

Hãy cho biết:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên.

b) Có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ được điều tra?

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra.

d) Dữ liệu nào là định tính? Dữ liệu nào là định lượng?

Phương pháp:

Đọc bảng dữ liệu

Trung bình cộng của n số = Tổng của n số : n

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính

Lời giải:

Bảng thống kê cho biết:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên là: Thích, Rất thích, Không thích, Không quan tâm.

b) Có 4 học sinh nam và 4 học sinh nữ được điều tra.

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là:

(13 + 14 + 14 + 12 + 14 + 14 + 12 + 13) : 8 = 13,25 ≈ 13 (tuổi).

Vậy độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là 13 tuổi.

d)

- Dữ liệu tuổi được biểu diễn bằng số thực (12; 13; 14) nên là dữ liệu định lượng.

- Dữ liệu giới tính được biểu diễn bằng từ (nam, nữ) nên là dữ liệu định tính.

- Dữ liệu sở thích được biểu diễn bằng từ (Thích, Rất thích, Không thích, Không quan tâm) nên là dữ liệu định tính.

Vậy dữ liệu giới tính và sở thích là dữ liệu định tính, còn dữ liệu tuổi là dữ liệu định lượng.

Bài 2 trang 94 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Phân loại các dãy dữ liệu sau dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

a) Thời gian chạy 100 m ( tính theo giây) của các học sinh lớp 7: 17; 16; 18; …

b) Danh sách các môn thi bơi lội: bơi ếch; bơi sải; bơi tự do;…

c) Các loại huy chương đã trao: vàng; bạc; đồng;…

d) Tổng số huy chương của một số đoàn: 24; 18; 9;…

Phương pháp:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính

Lời giải:

a) Dữ liệu thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của các học sinh lớp 7 được biểu diễn bằng số thực (17; 16; 18; …).

Do đó, dữ liệu thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của các học sinh lớp 7 là dữ liệu định lượng.

b) Dữ liệu danh sách các môn thi bơi lội được biểu diễn bằng từ (bơi ếch; bơi sải; bơi tự do; …).

Do đó, dữ liệu danh sách các môn thi bơi lội là dữ liệu định tính.

c) Dữ liệu các loại huy chương đã trao được biểu diễn bằng từ (vàng; bạc; đồng).

Do đó, dữ liệu các loại huy chương đã trao là dữ liệu định tính.

d) Dữ liệu tổng số huy chương của một số đoàn được biểu diễn bằng số thực (24; 18; 9; …).

Do đó, dữ liệu tổng số huy chương của một số đoàn là dữ liệu định lượng.

Bài 3 trang 94 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Kết quả tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của tất cả học sinh lớp 7B được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

b) Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng nấu ăn của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Phương pháp:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính

Lời giải:

a)

- Dữ liệu khả năng tự nấu ăn được biểu diễn bằng từ (Không đạt, Đạt, Giỏi, Xuất sắc) nên là dữ liệu định tính.

- Dữ liệu số bạn nữ tự đánh giá được biểu diễn bằng số thực (2; 3; 5; 10) nên là dữ liệu định lượng.

Vậy trong bảng thống kê trên, dữ liệu định tính là dữ liệu khả năng tự nấu ăn và dữ liệu định lượng là dữ liệu số bạn nữ tự đánh giá.

b) Dữ liệu trên không đại diện được cho khả năng tự nấu ăn của các học sinh lớp 7B vì thiếu dữ liệu về số bạn nam tự đánh giá.

Bài 4 trang 94 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Kết quả tìm hiểu về khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

b) Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng bơi lôi của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Phương pháp:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính

Lời giải:

a)

- Dữ liệu khả năng bơi được biểu diễn bằng từ (Chưa biết bơi, Biết bơi, Bơi giỏi) nên là dữ liệu định tính.

- Dữ liệu số bạn nam được biểu diễn bằng số thực (4; 5; 8) nên là dữ liệu định lượng.

Vậy trong bảng thống kê trên, dữ liệu định tính là dữ liệu khả năng bơi và dữ liệu định lượng là dữ liệu số bạn nam.

b) Dữ liệu trên không đại diện được cho khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7C vì thiếu dữ liệu về khả năng bơi của các bạn nữ.

Bài 5 trang 95 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Tìm điểm chưa hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Phương pháp:

Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%

Lời giải:

Tổng số phần trăm các loại sách giáo khoa là:

30% + 20% + 38% + 14% = 102%.

Mà tổng tỉ lệ phần trăm các loại sách giáo khoa trong bảng thống kê trên là 100% nên điều này là chưa hợp lí.

Vậy dữ liệu tỉ lệ phần trăm các loại sách giáo khoa là chưa hợp lí.

Bài 6 trang 95 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Tìm điểm chưa hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Phương pháp:

Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%

Lời giải:

- Xét dữ liệu số lượng loại cây trồng:

Tổng số các loại loại cây trồng là:

50 + 150 + 200 = 400 (con).

Ta thấy: Số lượng mỗi loại cây trồng nhỏ hơn số lượng tổng thể và có tính đại diện cho dữ liệu loại cây trồng trong nhà vườn C.

Do đó, dữ liệu số lượng loại cây trồng là hợp lí.

- Xét dữ liệu tỉ số phần trăm loại cây trồng:

Tổng tỉ lệ phần trăm các loại cây trồng là:

15% + 38% + 50% = 103%.

Ta thấy: tổng tỉ lệ phần trăm các loại con vật được nuôi bằng 103% > 100% nên điều này là không hợp lí.

Vậy dữ liệu số lượng loại cây trồng là hợp lí và dữ liệu tỉ lệ phần trăm mỗi loại cây trồng là chưa hợp lí.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan