Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 147, 148 SGK Toán lớp 5 - Ôn tập về số tự nhiên

Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Bài 1, 2, 3, 4 trang 147; bài 5 trang 148 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Ôn tập về số tự nhiên. Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có: a) Ba số tự nhiên liên tiếp: 998; 999; ...; 8000; 8001. 66 665; ...; 66 667.

Bài 1 trang 147 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

a) Đọc các số sau:

70815;          975 806;         5 723 600;         472 036 953.

b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.

Phương pháp:

a) Để đọc các số ta đọc từ trái sang phải, hay từ hàng cao đến hàng thấp.

b) Xác định vị trí của chữ số 5 trong mỗi số đó rồi ghi giá trị tương ứng của chữ số đó.  

Lời giải:

a) Số 70815 đọc là: bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.

Số 975 806 đọc là: chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu.

Số 5 723 600 đọc là: năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm.

Số 472 036 953 đọc là: bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba.

b) Chữ số 5 trong số 70815 thuộc hàng đơn vị nên có giá trị là 5 đơn vị.

Chữ số 5 trong số 975 806 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 5000.

Chữ số 5 trong số 5 723 600 thuộc hàng triệu nên có giá trị là 5 000 000.

Chữ số 5 trong số 472 036 953 thuộc hàng chục nên có giá trị là 50. 

Bài 2 trang 147 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:

a) Ba số tự nhiên liên tiếp:

998; 999; ...               ...; 8000; 8001.            66 665; ...; 66 667.

b) Ba số chẵn liên tiếp:

98; 100; ...                  996; 998; ...                ....; 3000; 3002.

c) Ba số lẻ liên tiếp 

77; 79; ...                    299; ...; 303.               ...; 2001; 2003.

Phương pháp:

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.

- Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.

- Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.

Lời giải:

a) 998; 999; 1000

7999; 8000; 8001.

66 665; 66 666; 66 667.

b) 98; 100; 102

996; 998; 1000

2998; 3 000; 3 002.

c) 77; 79; 81

299; 301; 303.

1999; 2 001; 2003.

Bài 3 trang 147 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Điền dấu \(>;\;<;\;=\) vào chỗ chấm: 

\(1000 \,... \,997 \)                                       \(53 796 \,...\, 53 800\)

\(6987 \,...\, 10 087 \)                                   \(217 690 \,...\, 217 689\)

\(7500 : 10\, ...\, 750 \)                                 \(68 400 \,...\, 684 \times 100\).

Phương pháp:

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

Lời giải:

1000 > 997

53 796 < 53 800

6987 < 10 087

217 690 > 217 689

7500 : 10 = 750

68 400 = 684 x 100.

Bài 4 trang 147 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Viết các số sau theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn: 4856;     3999;      5486;        5468.

b) Từ lớn đến bé: 2763;     2736;      3726;        3762.

Phương pháp:

So sánh các số sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.

Lời giải:

a) 3999 < 4856 < 5468 < 5486.

Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3999; 4856; 5468; 5486.

b) 3762 > 3726 > 2763 > 2736.

Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 3762; 3726; 2763; 2736.

Bài 5 trang 148 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào chỗ chấm ta được:

a) ...43 chia hết cho 3;

b) 2...7 chia hết cho 9;

c) 81... chia hết cho cả 2 và 5;

d) 46... chia hết cho cả 3 và 5.

Phương pháp:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9:

- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Các số có tổng các chữ số chia hết chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Lời giải:

a) Để ....43 chia hết cho 3 thì .... + 4 + 3 = .... + 7 chia hết cho 3.

Vậy có thể viết vào ô trống .... một trong các chữ số sau: 2, 5 , 8.

b) Để 2 + .... + 7 = 9 + .... chia hết cho 9.

Vậy có thể viết số 0 hoặc 9 vào .....

c) 81.... chia hết cho 5 vậy .... có thể là 0 hoặc 5.

Nhưng 81.... chia hết cho 2 nên .... không thể là 5.

Do đó .... phải là số 0.

d) 46.... chia hết cho 5 nên .... có thể là 0 hoặc 5

- Nếu .... là 0 ta có số 460.

Tổng các chữ số của 460 là: 4 + 6 + 0 = 10 không chia hết cho 3 (loại).

- Nếu .... là 5 ta có số 465.

Tổng các chữ số của 465 là: 4 + 6 + 5 = 15 chia hết cho 3 (chọn).

Vậy ta viết chữ số 5 vào chỗ chấm.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan