Bài 1 trang 26 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
Phương pháp:
Dựa vào cách xem lịch đã học ở lớp 3.
Lời giải:
a) Các tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11
Các tháng có 31 ngày là: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là Tháng 2
b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
Bài 2 trang 26 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 ngày = ... giờ \( \displaystyle{1 \over 3}\) ngày = ... giờ 3 giờ 10 phút = ... phút
4 giờ = ... phút \( \displaystyle{1 \over 4}\) giờ = ... phút 2 phút 5 giây = ... giây
8 phút = ... giây \( \displaystyle{1 \over 2}\) phút = ... giây 4 phút 20 giây = ... giây
Lời giải:
3 ngày = 3 x 24 giờ = 72 giờ 3 giờ 10 phút = 3 x 60 phút + 10 phút = 190 phút
4 giờ = 4 x 60 phút = 240 phút 2 phút 5 giây = 2 x 60 giây + 5 giây = 125 giây
8 phút = 8 x 60 giây = 480 giây 4 phút 20 giây = 4 x 60 giây + 20 giây = 260 giây
\( \displaystyle{1 \over 3}\) ngày = \( \displaystyle{24 \over 3}\) giờ = 8 giờ
\( \displaystyle{1 \over 4}\) giờ = \( \displaystyle{60 \over 4}\) phút = 15 phút
\( \displaystyle{1 \over 2}\) phút = \( \displaystyle{60 \over 2}\) giây = 30 giây
Bài 3 trang 26 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
Phương pháp:
a) Năm 1789 thuộc khoảng từ năm 1701 đến năm 1800.
Do vậy năm 1789 thuộc thế kỉ XVIII.
b) Năm sinh của Nguyễn Trãi = 1980 - 600 = 1380.
Từ đó em xác định được Nguyễn Trãi sinh năm nào và thế kỉ nào.
Lời giải:
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:
1980 - 600 = 1380
Năm đó thuộc thế kỉ XIV
Bài 4 trang 26 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Trong cuộc thi chạy 60m. Nam chạy hết \( \displaystyle{1 \over 4}\) phút, Bình chạy hết \( \displaystyle{1 \over 5}\) phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?
Lời giải:
Ta có:
\( \displaystyle{1 \over 4}\) phút = 15 giây \( \displaystyle{1 \over 5}\) phút = 12 giây
Bình chạy nhanh hơn Nam và nhanh hơn là 15 - 12 = 3 (giây)
Trả lời: Bình chạy nhanh hơn Nam 3 giây
Bài 5 trang 26 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Đồng hồ chỉ
A. 9 giờ 8 phút B. 8 giờ 40 phút
C. 8 giờ 45 phút D. 9 giờ 40 phút
b) 5kg 8g = ?
A. 58g B. 508g
C. 5008g D. 580g
Phương pháp:
a) Quan sát đồng hồ để tìm thời gian trên đồng hồ.
b) Dựa vào cách đổi: 1kg = 1000g.
Lời giải:
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào C
Nói thêm: Học sinh có thể đổi đơn vị đo khối lượng bằng nhận xét sau: "Trong số đo khối lượng mỗi hàng đơn vị ứng với 1 chữ số"
Chẳng hạn: 5kg 8g = …g (?)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục