Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3, 4 trang 16, 17 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chung

Bình chọn:
4.5 trên 6 phiếu

Bài 1, 2 trang 16; bài 3, 4 trang 17 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Một mảnh đất hình chữ nhật kích thước như hình vẽ dưới đây. Sau khi đào ao và làm nhà thì diện tích phần đất còn lại là.

Bài 1 trang 16 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Tính:

a) \( \dfrac{7}{9}×\dfrac{4}{5}\) ;                     b) \( 2\dfrac{1}{4}×3\dfrac{2}{5}\) ;    

c) \( \dfrac{1}{5}:\dfrac{7}{8}\) ;                       d) \( 1\dfrac{1}{5}:1\dfrac{1}{3}\) .

Phương pháp:

- Đổi các hỗn số về thành phân số, sau đó thực hiện phép nhân, chia hai phân số như thông thường.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Lời giải:

Bài 2 trang 16 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Tìm \(x\):

a) \(x + \dfrac{1}{4} =  \dfrac{5}{8};\)             b) \(x - \dfrac{3}{5} =  \dfrac{1}{10};\)

c) \(x  \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{6}{11};\)            d) \(x :  \dfrac{3}{2} =  \dfrac{1}{4}.\)

Phương pháp:

Xác định vai trò của \(x\) trong phép tính rồi thực hiện theo các quy tắc đã học:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Lời giải:

a) \(x +  \dfrac{1}{4} =  \dfrac{5}{8}\)                                         

   \( x =  \dfrac{5}{8} -  \dfrac{1}{4}\) 

   \( x =  \dfrac{5}{8} -  \dfrac{2}{8}\)                     

   \( x =  \dfrac{3}{8}\)                                   

b) \(x -  \dfrac{3}{5} =  \dfrac{1}{10}\)

    \(x =   \dfrac{1}{10} + \dfrac{3}{5}\)

   \(x =   \dfrac{1}{10} + \dfrac{6}{10}\)

   \(x =  \dfrac{7}{10}\)

c) \(x   \times \dfrac{2}{7} =  \dfrac{6}{11}\)                        

   \(x = \dfrac{6}{11} :  \dfrac{2}{7}\)                                

   \( x =  \dfrac{6}{11}\times \dfrac{7}{2}\) 

   \(x =  \dfrac{42}{22}\)                     

   \(x =  \dfrac{21}{11}\)

d) \(x :  \dfrac{3}{2} =  \dfrac{1}{4}\)

    \(x =  \dfrac{1}{4}\times \dfrac{3}{2}\)

    \(x =  \dfrac{3}{8}\)

Bài 3 trang 17 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Viết các số đo độ dài (theo mẫu):

a) 2m 15cm;                          b) 1m 75cm;

c) 5m 36 cm;                         d) 8m 8cm.

Mẫu:  2m 15cm = 2m + \( \dfrac{15}{100}\)m = \( 2\dfrac{15}{100}\)m;

Phương pháp:

Áp dụng cách đổi: 1m = 100cm, hay 1cm = \( \dfrac{1}{100}\)m.

Lời giải:

Bài 4 trang 17 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Một mảnh đất hình chữ nhật kích thước như hình vẽ dưới đây.

Sau khi đào ao và làm nhà thì diện tích phần đất còn lại là:

A. 180 m2                                   B. 1400 m2

C. 1800 m2                                 D. 2000 m2

Phương pháp:

- Diện tích mảnh đất bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 50m (bằng 5 ô vuông) và chiều rộng 40m (bằng 4 ô vuông). Để tính diện tích mảnh đất ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

- Diện tích làm nhà bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 20m (bằng 2 ô vuông) và chiều rộng 10m (bằng 1 ô vuông). Để tính diện tích làm nhà ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

- Diện tích làm ao bằng diện tích hình vuông có độ dài cạnh là 20m (bằng 2 ô vuông). Để tính diện tích đào ao ta lấy cạnh nhân với cạnh.

- Diện tích phần đất còn lại = diện tích mảnh đất - (diện tích đào ao + diện tích làm nhà).

Lời giải:

Chiều dài mảnh đất là 50m.

Chiều rộng mảnh đất là 40m.

Diện tích mảnh đất là: 50 x 40 = 2000 m2

Chiều dài nhà là 20 m.

Chiều rộng nhà là 10 m.

Diện tích nhà là: 20 x 10 = 200 m2

Ao hình vuông có cạnh dài 20m

Diện tích ao là: 20 x 20 = 400 m2

Diện tích phần đất còn lại là: 2000 - (200 + 400) = 1400 m2

→Khoanh vào B.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan