Xem thêm: CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
Bài 1 trang 44 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Tìm giá trị của a + b + c nếu:
a) a = 5; b = 7; c =10; b) a = 12; b = 15; c = 9.
Phương pháp:
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
a) a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22;
b) a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36;
Bài 2 trang 44 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.
Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:
a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60
Tính giá trị của a × b × c nếu :
a) a = 9, b = 5 và c = 2; b) a = 15, b = 0 và c = 37.
Phương pháp:
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
a) a = 9, b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
b) a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
Bài 3 trang 44 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức:
a) m + n + p b) m – n – p c) m + n × p
m + (n + p) m – (n + p) (m + n) × p
Phương pháp:
- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau;
- Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải;
- Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
Lời giải:
Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì
a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17
m + ( n + p) = 10 + ( 5 + 2) = 17
b) m - n - p = 10 - 5 - 2 = 3
m - ( n + p )= 10 - (5 + 2) = 3
c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 20
(m + n) x p = ( 10 + 5 ) x 2 = 30
Bài 4 trang 44 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.
a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.
Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.
b) Tính chu vi của hình tam giác biết:
a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;
a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;
a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.
Phương pháp:
- Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.
- Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
Lời giải:
a) P = a + b + c
b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12 cm.
a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25 cm
a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm
Nói thêm: Trong hai trường hợp còn lại:
- Tam giác có 2 cạnh bằng nhau gọi là tam giác cân
- Tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác đều
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục