Xem thêm: CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ. GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
Bài 1 trang 8 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Đọc các phân số thập phân:
\(\dfrac{9}{10}\); \( \dfrac{21}{100}\); \( \dfrac{625}{1000}\); \( \dfrac{2005}{1000000}\).
Phương pháp:
Để đọc phân số, ta đọc tử số, đọc "phần" rồi sau đó đọc mẫu số.
Lời giải:
Chín phần mười;
Hai mươi mốt phần trăm;
Sáu trăm hai mươi lăm phần nghìn;
Hai nghìn không trăm linh năm phần triệu.
Bài 2 trang 8 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết các phân số thập phân:
Bảy phần mười; hai mươi phần trăm; bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn; một phần triệu.
Lời giải:
Bảy phần mười: \( \dfrac{7}{10}\);
Hai mươi phần trăm: \( \dfrac{20}{100}\) ;
Bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn: \( \dfrac{475}{1000}\);
Một phần triệu: \( \dfrac{1}{1000000}\).
Bài 3 trang 8 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?
\( \dfrac{3}{7}\) ; \( \dfrac{4}{10}\) ; \( \dfrac{100}{34}\) ; \( \dfrac{17}{1000}\) ; \( \dfrac{69}{2000}\).
Lời giải:
Phân số thập phân là các phân số có mẫu số là \(10; 100; 1000; ...\)
Các phân số thập phân là: \( \dfrac{4}{10}\) ; \( \dfrac{17}{1000}\).
Bài 4 trang 8 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết số thích hợp vào ô trống :
a) \( \dfrac{7}{2}=\dfrac{7 \times \square }{2\times\square }=\dfrac{\square }{10}\) ;
b) \( \dfrac{3}{4}=\dfrac{3\times \square }{4\times \square }=\dfrac{\square }{100}\) ;
c) \( \dfrac{6}{30}=\dfrac{6:\square }{30:\square }=\dfrac{\square }{10}\) ;
d) \( \dfrac{64}{800}=\dfrac{64:\square }{800:\square }=\dfrac{\square }{100}\) .
Phương pháp:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục