Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1.30 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hình học 11

Bình chọn:
4 trên 2 phiếu

Cho hình thang ABCD có AB song song với CD, AD = a, DC = b còn hai đỉnh A, B cố định. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo.

Cho hình thang ABCD có AB song song với CD, AD = a, DC = b còn hai đỉnh A, B cố định. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo.

a)  Tìm tập hợp các điểm C khi D thay đổi

b)  Tìm tập hợp các điểm I khi C và D thay đổi như trong câu a) .

Giải:

a) Dựng hình bình hành ADCE. Ta có \(\overrightarrow {DC}  = \overrightarrow {A{\rm{E}}}\) không đổi.

Do AE = b không đổi, nên E cố định. Do \(A{\rm{D}} = EC = a\) nên khi D chạy trên đường tròn \(\left( {A;a} \right)\) thì C chạy trên đường tròn \(\left( {E;a} \right)\) là ảnh của \(\left( {A;a} \right)\) qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} \).

b) Đường thẳng qua I, song song với AD cắt AE tại F.

Ta có 

\(\eqalign{
& {{AI} \over {IC}} = {{AB} \over {C{\rm{D}}}} \cr
& \Rightarrow {{AI} \over {AI + IC}} = {{AB} \over {AB + b}} \cr
& \Rightarrow {{AI} \over {IC}} = {{AB} \over {AB + b}} \cr
& \overrightarrow {AI} = {{AB} \over {AB + b}}\overrightarrow {AC} \cr} \) 

Do đó có thể xem I là ảnh của C qua phép vị tự tâm A, tỉ số \({{AB} \over {AB + b}}\). Vậy khi C chạy trên (E;a) thì I chạy trên đường tròn là ảnh của (E;a) qua phép vị tự nói trên.

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Toán 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan