Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số a :
a. \(\dfrac{3}{{x - 1}} = a\)
b. \(\dfrac{{2a - 1}}{{x - 2}} = a - 3\)
c. \(\dfrac{a}{{ax + 3}} = 2\)
Giải:
a. Điều kiện : x ≠ 1, đưa phương trình về dạng \(ax = 3 + a\) (1)
- Nếu a = 0 thì (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho vô nghiệm.
- Nếu a ≠ 0 thì (1) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{3 + a}}{a}.\)
Nhận thấy \(\dfrac{{3 + a}}{a} \ne 1.\) Vậy \(x = \dfrac{{3 + a}}{a}\) là nghiệm của phương trình đã cho.
b. Điều kiện : x ≠ 2, đưa phương trình về dạng
\(\left( {a - 3} \right)x = 4a - 7\) (2)
- Nếu a = 3 thì (2) có dạng 0x = 5 nên phương trình vô nghiệm
- Nếu a ≠ 3 thì (1) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{4a - 7}}{{a - 3}}.\) Xét điều kiện x ≠ 2, ta có
\(\dfrac{{4a - 7}}{{a - 3}} \ne 2 \Leftrightarrow 4a - 7 \ne 2a - 6 \Leftrightarrow a \ne \dfrac{1}{2}\)
Do đó, nếu \(a = \dfrac{1}{2}\) thì \(-x = \dfrac{{4a - 7}}{{a - 3}}\) bị loại.
Kết luận. Với a = 3 hoặc \(a = \dfrac{1}{2}\), phương trình vô nghiệm
Với a ≠ 3 và \(a \ne \dfrac{1}{2},\) phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{4a - 7}}{{a - 3}}\)
c. Với a = 0, phương trình vô nghiệm.
Với a ≠ 0, phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{a - 6}}{{2a}}\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục