Cho tam giác ABC vuông ở A và có BC = 2 AB = 2a. Ở phía ngoài tam giác, ta vẽ hình vuông BCDE, tam giác đều ABF và tam giác đều ACG.
a. Tính các góc B, C, cạnh AC và diện tích tam giác ABC.
b. Chứng minh rằng FA vuông góc với BE và CG. Tính diện tích các tam giác FAG và FBE.
c. Tính diện tích tứ giác DEFG.
Giải:
Gọi M là trung điểm của BC, ta có:
AM = MB = \({1 \over 2}\)BC = a (tính chất tam giác vuông) ⇒ AM = MB = AB = a
nên ∆ AMB đều ⇒ \(\widehat {ABC} = 60^\circ \)
Mặt khác : \(\widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 90^\circ \) (tính chất tam giác cân)
Suy ra: \(\widehat {ACB} = 90^\circ - \widehat {ABC} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \)
Trong tam giác vuông ABC, theo định lý Pi-ta-go ta có :
\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)
\(\eqalign{ & \Rightarrow A{C^2} = B{C^2} - A{B^2} = 4{a^2} - {a^2} = 3{a^2} \cr & AC = a\sqrt 3 \cr} \)
\(\eqalign{ & \Rightarrow A{C^2} = B{C^2} - A{B^2} = 4{a^2} - {a^2} = 3{a^2} \cr & AC = a\sqrt 3 \cr} \) (đvdt)
b. Ta có : \(\widehat {FAB} = \widehat {ABC} = 60^\circ \)
⇒ FA // BC (vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau)
Suy ra: FA ⊥ BE
BC ⊥ CD(vì BCDE là hình vuông)
Suy ra :FA ⊥ CD
Gọi giao điểm BE và FA là H, FA và CG là K.
\( \Rightarrow BH \bot FA\)và FH = HA = \({a \over 2}\) (tính chất tam giác đều)
\(\widehat {ACG} + \widehat {ACB} + \widehat {BCD} = 60^\circ + 30^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)
⇒ G, C, D thẳng hàng
⇒ AK ⊥ CG và GK = KC = \({1 \over 2}\) GC = \({1 \over 2}\)AC = \({{a\sqrt 3 } \over 2}\)
\({S_{FAG}} = {1 \over 2}GK.AF = {1 \over 2}.{{a\sqrt 3 } \over 2}.a = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\) (đvdt)
\({S_{FBE}} = {1 \over 2}FH.BE = {1 \over 2}.{a \over 2}.2a = {1 \over 2}{a^2}\) (đvdt)
c. \({S_{BCDE}} = B{C^2} = {\left( {2a} \right)^2} = 4{a^2}\) (đvdt)
Trong tam giác vuông BHA, theo định lý Pi-ta-go ta có:
\(\eqalign{ & A{H^2} + B{H^2} = A{B^2} \cr & \Rightarrow B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {a^2} - {{{a^2}} \over 4} = {{3{a^2}} \over 4} \Rightarrow BH = {{a\sqrt 3 } \over 2} \cr} \)
\({S_{ABF}} = {1 \over 2}BH.FA = {1 \over 2}.{{a\sqrt 3 } \over 2}.a = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\) (đvdt)
Trong tam giác vuông AKC, theo định lý Pi-ta-go ta có:
\(A{C^2} = A{K^2} + K{C^2}\)
\(\eqalign{ & \Rightarrow A{K^2} = A{C^2} - K{C^2} = 3{a^2} - {{3{a^2}} \over 4} = {{9{a^2}} \over 4} \cr & AK = {{3a} \over 2} \cr} \)
\({S_{ACG}} = {1 \over 2}AK.CG = {1 \over 2}.{{3a} \over 2}.a\sqrt 3 = {{3{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\) (đvdt)
\({S_{DEFG}} = {S_{BCDE}} + {S_{FBE}} + {S_{FAB}} + {S_{FAG}} + {S_{ACG}}\)
\( = 4{a^2} + {{{a^2}} \over 2} + {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4} + {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4} + {{3{a^2}\sqrt 3 } \over 4} = {{{a^2}} \over 4}\left( {18 + 5\sqrt 3 } \right)\) (đvdt)
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục