Câu 6.1 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2
Dựng một cung chứa góc 600 trên đoạn thẳng AB cho trước.
Giải
Cách dựng: − Dựng đoạn thẳng AB.
− Dựng tia Ax sao cho \(\widehat {BAx} = 60^\circ \).
− Dựng đường thẳng d là trung trực của AB.
− Dựng tia Ay ⊥ Ax tại A.
− Tia Ay cắt đường thẳng d tại O.
− Dựng cung tròn tâm O bán kính OA.
− Dựng O' đối xứng với O qua AB.
− Dựng cung tròn tâm O’ bán kính O’A.
Ta có cung chứa góc 60º vẽ trên đoạn AB cho trước.
Câu 6.2 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2
Cho đường tròn tâm O bán kính R và điểm A (khác O) ở trong đường tròn đó.
Một đường thẳng d thay đổi, luôn đi qua A, cắt đường tròn đã cho tại hai điểm là B và C. Tìm quỹ tích trung điểm I của đoạn thẳng BC.
Giải
Chứng minh thuận:
Đường tròn (O) cho trước, điểm A cố định nên OA có độ dài không đổi.
∆OBC cân tại O (vì OB = OC bán kính)
IB = IC (gt) nên OI là đường trung tuyến vừa là đường cao
\( \Rightarrow \) OI ⊥ BC
\( \Rightarrow \widehat {OIA} = 90^\circ \)
Đường thẳng d thay đổi nên B, C thay đổi thì I thay đổi tạo với 2 đầu đoạn OA cố định góc \(\widehat {OIA} = 90^\circ \). Vậy I chuyển động trên đường tròn đường kính OA.
Chứng minh đảo: Lấy điểm I’ bất kỳ trên đường tròn đường kính AO. Đường thẳng AI’ cắt đường tròn (O) tại 2 điểm B’ và C’.
Ta chứng minh: I’B = I’C’.
Trong đường tròn đường kính AO ta có \(\widehat {OI'A} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\( \Rightarrow \) OI'⊥ B'C'
\( \Rightarrow \) I'B' = I'C' (đường kính vuông góc với dây cung)
Vậy quỹ tích các điểm I là trung điểm của dây BC của đường tròn tâm O khi BC quay xung quanh điểm A cố định là đường tròn đường kính AO.
Câu 6.3 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Xác định vị trí của điểm M trong tam giác sao cho
\(MA + MB + MC\) nhỏ nhất.
Giải
Trong ∆ABC ta lấy điểm M. Nối MA, MB, MC.
Ta cần làm xuất hiện tổng MA + MB + MC sau đó tìm điều kiện để tổng đó nhỏ nhất.
Lấy MC làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A tam giác đều MCN. Suy ra: CM = MN.
Lấy AC làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B tam giác đều APC.
Xét ∆AMC và ∆PNC:
CM = CN (vì ∆MCN đều)
CA = CP (vì ∆APC đều)
\(\widehat {MCA} + \widehat {ACN} = 60^\circ \)
\(\widehat {ACN} + \widehat {NCP} = 60^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {MCA} = \widehat {NCP}\)
Suy ra: ∆AMC = ∆PNC (c.g.c)
\( \Rightarrow \) PN = AM
MA + MB + MC = MB + MN + NP
Ta có ∆ABC cho trước nên điểm P cố định nên BM + MN + NP ngắn nhất khi 4 điểm B, M, N, P thẳng hàng.
Vì \(\widehat {CMN} = 60^\circ \) nên 3 điểm B, M, N thẳng hàng khi và chỉ khi \(\widehat {BMC} = 120^\circ \)
Vì \(\widehat {CNM} = 60^\circ \) nên 3 điểm M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi \(\widehat {CNP} = 120^\circ \)
Mà ∆AMC = ∆PNC (chứng minh trên) \( \Rightarrow \widehat {AMC} = \widehat {PNC} = 120^\circ \)
Vậy MA + MB + MC bé nhất khi và chỉ khi \(\widehat {BMC} = 120^\circ \) và \(\widehat {AMC} = 120^\circ \)
Vậy M là giao điểm của 2 cung chứa góc 120º dựng trên BC và AC.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục