Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 6.15 trang 197 SBT Đại số 10 Nâng cao

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Câu 6.15 trang 197 SBT Đại số 10 Nâng cao

a) Chứng minh rằng nếu sđ \(\left( {Ou,Ov} \right) = \alpha \), sđ \(\left( {Ou',Ov'} \right) = \beta \) thì các góc hình học \(uOv,u'Ov'\) bằng nhau khi và chỉ khi \(\beta  - \alpha  = k2\pi \) hoặc \(\beta  + \alpha  = k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

b) Hỏi trong các cặp góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right);\left( {Ou',Ov'} \right)\) có số đo như sau, cặp nào xác định cặp góc hình học \(uOv,u'Ov'\)bằng nhau?

\(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \(\dfrac{{11\pi }}{6}\); \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \( - \dfrac{{11\pi }}{6}\); \(\dfrac{{17\pi }}{4}\) và \( - \dfrac{{15\pi }}{4}\); \(\dfrac{{731\pi }}{{30}}\) và \( - \dfrac{{11\pi }}{{30}}\); \(\dfrac{{2003\pi }}{8}\) và \( - \dfrac{{1211\pi }}{8}\).

Giải:

a) Viết \(\alpha  = {\alpha _0} + {k_0}2\pi , - \pi  < {\alpha _0} \le \pi ,\left( {{k_0} \in Z} \right)\) và

\(\beta  = {\beta _0} + {l_0}2\pi , - \pi  < {\beta _0} \le \pi ,\left( {{l_0} \in Z} \right)\), ta có \(\left| {{\alpha _0}} \right|\) là số đo của \(\widehat {uOv},\left| {{\beta _0}} \right|\) là số đo của \(\widehat {u'Ov'}\). Hai góc hình học bằng nhau khi và chỉ khi

\(\left| {{\alpha _0}} \right| = \left| {{\beta _0}} \right| \Leftrightarrow {\beta _0} = {\alpha _0}\) hoặc \({\alpha _0} =  - {\beta _0}\)

\( \Leftrightarrow \beta  - \alpha  = k2\pi \) hoặc \(\beta  + \alpha  = k2\pi ,\left( {k \in Z} \right)\)

b) Cặp góc hình học ứng với cặp góc lượng giác

• Có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \(\dfrac{{11\pi }}{6}\) là bằng mhau \(\left( {\dfrac{{13\pi }}{6} + \dfrac{{11\pi }}{6} = 4\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \( - \dfrac{{11\pi }}{6}\) là bằng nhau \(\dfrac{{13\pi }}{6} - \left( { - \dfrac{{11\pi }}{6}} \right) = 4\pi \).

• Có số đo \(\dfrac{{17\pi }}{4}\) và \( - \dfrac{{15\pi }}{4}\) là bằng nhau \(\left( {\dfrac{{17\pi }}{4} - \left( { - \dfrac{{15\pi }}{4}} \right) = 8\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{731\pi }}{{30}}\) và \(\dfrac{{ - 11\pi }}{{30}}\) là bằng nhau \(\left( {\dfrac{{731\pi }}{{30}} + \dfrac{{ - 11\pi }}{{30}} = 24\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{2003\pi }}{8}\) và \(\dfrac{{ - 1211}}{8}\) là không bằng nhau.

(do \(\dfrac{{2003 + 1211}}{8} = \dfrac{{3214}}{8}\) không nguyên và \(\dfrac{{2003 - 1211}}{8} = \dfrac{{792}}{8} = 99\) không chẵn)

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan