Một hình chữ nhật có kích thước là 25 cm và 40 cm . Người ta tăng mỗi kích thước của hình chữ nhật thêm x cm. Gọi S và P thứ tự là diện tích và chu vi của hình chữ nhật mới tính theo x .
a) Hỏi các đại lượng S và P có phải là hàm số bậc nhất của x không ? Vì sao ?
b) Tính các giá trị tương ứng của P khi x nhận các giá trị ( tính theo đơn vị cm) sau :
0; 1; 1,5; 2,5; 3,5.
Gợi ý làm bài:
Sau khi tăng kích thước của mỗi chiều, ta được hình chữ nhật A’B’C’D’ có chiều dài
AB’= \(\left( {40 + x} \right)\)cm , chiều rộng B’C’= \(\left( {25 + x} \right)\) cm.
a) Diện tích hình chữ nhật mới :
\(S = \left( {40 + x} \right)\left( {25 + x} \right) = 1000 + 65x + {x^2}\)
S không phải là hàm số bậc nhất đối với x vì có bậc của biến số x là bậc hai.
Chu vi hình chữ nhật mới:
\(P = 2.\left[ {\left( {40 + x} \right) + \left( {25 + x} \right)} \right] = 4x + 130\)
P là hàm số bậc nhất đối với x có hệ số a = 4 , hệ số b = 130.
b) Các giá trị tương ứng của P:
X |
0 |
1 |
1,5 |
2,5 |
3,5 |
P = 4x +130 |
130 |
134 |
136 |
140 |
144 |
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục