Bài 1 trang 36 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Thực hiện các phép tính sau:
a) 32 - (-1,6);
b) (-0,5) . 1,23;
c) (-2,3) + (-7,7);
d) 0,325 - 3,21.
Phương pháp:
Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân.
Lời giải:
a) 32 − (−1,6) = 33 + 1,6 = 33,6;
b) (−0,5) . 1,23 = −(0,5 . 1,23) = −0,615;
c) (−2,3) + (−7,7) = −(2,3 + 7,7) = −10;
d) 0,325 − 3,21 = −(3,21 − 0,325) = −2,885.
Bài 2 trang 36 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Thực hiện phép tính:
a) (-8,4). 3,2; b) 3,176 - (2,104 +1,18);
c) (2,89 - 8,075) + 3,14.
Phương pháp:
Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
Lời giải:
a) (−8,4) . 3,2 = −(8,4 . 3,2) = −26,88;
b) 3,176 − (2,104 + 1,18)
Cách 1: Thực hiện phép tính theo thứ tự trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
3,176 − (2,104 + 1,18)
= 3,176 − 3,284
= −0,108.
Cách 2: Áp dụng quy tắc bỏ ngoặc rồi thực hiện phép tính.
3,176 − (2,104 + 1,18)
= 3,176 − 2,104 − 1,18
= 1,072 − 1,18
= −0,108.
c) −(2,89 − 8,075) + 3,14
= (−2,89) + 8,075 + 3,14
= 5,185 + 3,14
= 8,325.
Bài 3 trang 37 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Tính bằng cách hợp lí:
a) (-4,5) + 3,6 +4,5 + (-3,6);
b) 2,1 + 4,2 + (-7,9) + (-2,1) + 7,9;
c) (- 3,6). 5,4 + 5,4.(- 6,4).
Phương pháp:
- Nhóm thành các tổng hai số đối nhau
- Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Lời giải:
a) (−4,5) + 3,6 + 4,5 + (−3,6)
= (−4,5) + 4,5 + 3,6 + (−3,6) (Tính chất giao hoán)
= [(−4,5) + 4,5] + [3,6 + (−3,6)] (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 = 0.
b) 2,1 + 4,2 + (−7,9) + (−2,1) + 7,9
= 2,1 + (−2,1) + (−7,9) + 7,9 + 4,2 (Tính chất giao hoán)
= [2,1 + (−2,1)] + [(−7,9) + 7,9] + 4,2 (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 + 4,2
= 4,2.
c) (−3,6) . 5,4 + 5,4 . (−6,4)
= 5,4. [(−3,6) + (−6,4)] (Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng)
= 5,4 . (−10)
= −(5,4 . 10)
= −54.
Bài 4 trang 37 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Tính diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm.
Phương pháp:
Diện tích của hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng.
Lời giải:
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
31,21 . 22,52 = 702,8492 (cm2)
Vậy diện tích của hình chữ nhật là 702,8492 cm2.
Bài 5 trang 37 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?
Phương pháp:
Lấy khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông chia cho khối lượng lượng vitamin C trong quả cam.
Lời giải:
Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp số lần trong quả cam là:
0,135 : 0,045 = 135 : 45 = 3 (lần).
Vậy khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp 3 lần trong quả cam.
Bài 6 trang 37 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức C = \(2\pi R\) với \(\pi \) = 3,142.
Phương pháp:
Áp dụng công thức C = \(2\pi R\).
Lời giải:
Chu vi của hình tròn đó là:
C = 2πR = 2 . 3,142 . 1,25 = 7,855 (m).
Vậy hình tròn có bán kính R = 1,25 m có chu vi là 7,855 m.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục