Bài 1 trang 84 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Chọn trong ba phương án dưới đây để được một phát biểu đúng.
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
(A) \(MA = MB\)
(B) M nằm giữa A, B và \(MA = MB\).
(C) M nằm giữa A và B.
Phương pháp:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Lời giải:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Do đó, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi M nằm giữa A, B và MA = MB.
Vậy phát biểu đúng là (B) M nằm giữa A, B và MA = MB.
Bài 2 trang 84 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Đo độ dài các đoạn thẳng AD, CD, AC, BC trong hình bên.
a) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
b) Điểm D có là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?
Phương pháp:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Lời giải:
a) Đo độ dài các đoạn thẳng AD, CD, AC, BC, ta được:
AD = 2 cm, CD = 2 cm, AC = 2 cm, BC = 4 cm.
Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
+ Điểm C nằm giữa hai điểm A và B;
+ AC = CB = 2 cm.
b) Trên hình vẽ, ba điểm A, D, C không cùng nằm trên một đường thẳng.
Do đó điểm D không nằm giữa hai điểm A và C.
Vậy điểm D không phải là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Bài 3 trang 84 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một người muốn cắt thanh gỗ như hình dưới đây thành hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 9 cm. Em hãy cùng các bạn trao đổi với nhau cách cắt thanh gỗ.
Phương pháp:
- Điểm cắt là trung điểm của thanh gỗ.
- Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Lời giải:
Cắt thanh gỗ thành 2 phần bằng nhau thì điểm cắt là trung điểm của thanh gỗ.
Trung điểm của thanh gỗ được xác định:
- Điểm đó nằm trên thanh gỗ.
- Khoảng cách từ đầu mút của thanh gỗ đến điểm đó là 9 cm.
Ta có cách cắt thanh gỗ như sau:
- Đặt thước dọc theo chiều dài của thanh gỗ, một đầu của thanh trùng với vạch số 0 của thước, đầu kia trùng với vạch số 9.
- Đánh dấu điểm đó.
- Dùng dụng cụ cắt tại điểm vừa đánh dấu, ta được hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 9 cm.
Bài 4 trang 84 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Cho hình vẽ bên.
a) Nêu cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC.
b) Nêu cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng AB, BM và AC?
Phương pháp:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Lời giải:
a) Cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC:
- Đo độ dài đoạn BC;
- Đặt mép thước trùng với đoạn BC sao cho điểm B trùng với vạch số 0, khi đó điểm C trùng với vị trí bằng nửa độ dài BC;
- Đánh dấu điểm đó là A.
Khi đó A là trung điểm của BC.
Ta có hình vẽ:
b) Cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM:
- Kéo dài đường thẳng BC về phía B;
- Đo độ dài AB: Đặt thước trùng với đoạn AB sao cho vạch số 0 trùng với điểm B, khi đó điểm M nằm ở cùng phía với điểm B và BM có độ dài bằng với AB.
Ta có hình vẽ:
Nhận xét:
Vì AB = AC (A là trung điểm của đoạn thẳng BC)
Và AB = BM (B là trung điểm của đoạn thẳng AM).
Do đó, AB = BM = AC.
Bài 5 trang 84 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Trong hình chữ nhật ABCD ở hình bên, hãy dự đoán O là trung điểm của những đoạn thẳng nào? Em hãy nêu cách kiểm tra dự đoán đó.
Phương pháp:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó.
Lời giải:
* Dự đoán: điểm O có thể là trung điểm của các cạnh: AC, DB, MN, KL.
* Kiểm tra dự đoán:
Dùng thước đo độ dài các cạnh, ta thấy:
Vậy điểm O là trung điểm của các cạnh: AC, DB, MN, KL.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục