Bài 1 trang 9 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp thay cho mỗi ? dưới đây.
5 ? D; 7 ? D; 17 ? D; 0 ? D; 10 ? D.
Phương pháp:
Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu x \( \in \) A, đọc là “ x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y \( \notin \) A, đọc là “y không thuộc A”.
Lời giải:
Các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12 bao gồm: 6; 7; 8; 9; 10; 11.
Theo cách liệt kê thì tập hợp D được viết dưới dạng: D = {6; 7; 8; 9; 10; 11}.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp D được viết dưới dạng:
D = { x ∈ N| 5 < X < 12 }.
+) Ta nhận thấy 5 không thuộc tập hợp D nên ta điền: 5 ∉ D.
+) Ta nhận thấy 7 thuộc tập hợp D nên ta điền: 7 ∈ D.
+) Ta nhận thấy 17 không thuộc tập hợp D nên ta điền: 17 ∉ D.
+) Ta nhận thấy 0 không thuộc tập hợp D nên ta điền: 0 ∉ D.
+) Ta nhận thấy 10 thuộc tập hợp D nên ta điền: 10 ∈ D.
Bài 2 trang 9 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Cho B là tập số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) 31 ∈ B
b) 32 ∈ B
c) 2002 ∉ B
d) 2003 ∉ B
Phương pháp:
- Viết tập hợp B bằng cách liệt kê các phần tử
- Rút ra nhận xét về tính đúng sai của các khẳng định
Lời giải:
Vì B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30 nên:
a) Vì 31 là số tự nhiên lẻ và thỏa mãn lớn hơn 30 nên 31 ∈ B là khẳng định đúng.
b) Vì 32 là một số chẵn nên 32 không thuộc B. Do đó 32 ∈ B là khẳng định sai.
c) 2 002 là một số chẵn nên 2 002 không thuộc B. Do đó 2002 ∉ B là khẳng định đúng.
d) 2 003 là số tự nhiên lẻ và thỏa mãn lớn hơn 30 nên 2003 ∈ B. Do đó 2003 ∉ B là một khẳng định sai.
Bài 3 trang 9 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu).
Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử |
Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng |
H = {2; 4; 6; 8; 10} |
H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11 |
|
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15. |
P = {11; 13; 15;17; 19; 21} |
|
|
X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á |
Phương pháp:
- Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;” (đối với trường hợp các phần tử là số). Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Nhận xét tính chất chung của các phần tử của tập hợp E rồi viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Lời giải:
+) Các số tự nhiên nhỏ hơn 15 bao gồm: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14.
Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp M được viết dưới dạng: M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.
+) P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}
Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22.
+) Các nước ở khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Đông Timor.
Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp X được viết dưới dạng: X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor}.
Ta điền vào bảng như sau:
Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử |
Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng |
H = {2; 4; 6; 8; 10} |
H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11. |
M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14} |
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15. |
P = {11; 13; 15; 17; 19; 21} |
P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22. |
X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor} |
X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á. |
Bài 4 trang 9 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Viết tập hợp T gồm các tháng dương lịch trong quý IV ( ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T những phần tử nào có số ngày là 31.
Phương pháp:
Dựa vào một năm có 12 tháng được chia làm 4 quý
Quý 4 gồm Tháng 10; tháng 11; tháng 12
Lời giải:
Một năm được chia làm 4 quý, mỗi quý gồm ba tháng dương lịch theo thứ tự liên tiếp nhau.
Nên các tháng dương lịch trong quý IV bao gồm: tháng 10, tháng 11, tháng 12.
Khi đó, tập hợp T được viết dưới dạng: T = {tháng 10; tháng 11; tháng 12}.
Trong những tháng trên có hai tháng có 31 ngày là: tháng 10 và tháng 12.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục