Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2 trang 71, 72 SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

Giải SGK Toán lớp 6 trang 71, 72 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 5. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Vui học cùng số nguyên. Bài 1 trang 71: Trò chơi “Cộng đậu đỏ, đậu đen”

Bài 1 trang 71 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Trò chơi “Cộng đậu đỏ, đậu đen”

 

Chuẩn bị:

1. một số hạt đậu đỏ và đậu đen để biểu diễn các số nguyên.

2. Một cái khay để trình bày phép tính.

Tiến hành hoạt động:

1. chia học sinh thành các nhóm (khoảng 3 đến 5 học sinh).

2. Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫu luật chơi cho từng nhóm.

+ Một số nguyên dương được thay bằng số đậu đỏ.

+ Một số nguyên âm được thay bằng số đậu đen.

+ Khi cộng hai số nguyên cùng dấu, ta chỉ cần cộng số hạt đậu cùng màu.

+ Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta loại dần từng cặp đậu đỏ, đậu đen.

3. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính sau:

a) \(\left( { + 3} \right) + \left( { + 1} \right);\)

b) \(\left( { + 2} \right) + \left( { + 2} \right)\);

c) \(\left( { - 1} \right) + \left( { - 2} \right)\)

d) \(\left( { - 2} \right) + \left( { - 3} \right)\)

e) \(\left( { - 2} \right) + \left( { + 3} \right)\)

g) \(\left( { + 2} \right) + \left( { - 2} \right)\)

h) \(2 + \left( { - 5} \right)\).

Phương pháp:

- Xác định số hạt đậu đỏ đậu đen cho mỗi phép tính.

- Khi cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng số hạt cùng màu.

- Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta lợi dần từng cặp đậu đỏ-đậu đen.

Lời giải:

Sau khi thực hiện các phép tính, các em ra kết quả đúng như sau:

a) Ta có mô hình:

Trong mô hình ta có ba hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +3;

Và 1 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +1;

Trên khay có tổng cộng 4 hạt đậu đỏ nên ta có phép tính: (+3) + (+1) = 4.

b) Ta có mô hình

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho + 2;

2 hạt đậu đỏ còn lại +2

Trên khay sẽ có 4 hạt đậu đỏ nên ta có phép tính: (+2) + (+2) = 4.

c) Ta có mô hình

Theo mô hình, ta có: 1 hạt đậu đen biểu diễn cho số -1;

2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

Trên khay có tổng cộng 3 hạt đậu đen nên ta có phép tính: (- 1) + (- 2) = - 3

d) Ta có mô hình

Theo mô hình, ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

3 hạt đậu đen biểu diễn cho số -3;

Trên khay có tổng cộng 5 hạt đậu đen nên ta có phép tính: (- 2) + (- 3) = - 5

e) Ta có mô hình

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

3 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +3;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay chỉ còn 1 hạt đậu màu đỏ nên ta có phép tính: (- 2) + (+3) = 1

g) Ta có mô hình

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +2;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay không còn hạt đậu nào nên ta có phép tính: (+ 2) + (-2) = 0

h) Ta có mô hình 

Theo mô hình ta có: 5 hạt đậu đen biểu diễn cho số -5;

2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +2;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay còn 3 hạt đậu màu đen nên ta có phép tính: 2 + (- 5) = - 3

Bài 2 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Trò chơi “Sóc leo cành cây”

Chuẩn bị:

1. Vẽ một cành cây kèm theo một đoạn của trục số từ \( - 5\) đến 5. Tại điểm \( - 5\) ghi chữ gốc cành, tại điểm 5 ghi chữ đầu cành.

2. Một vài miếng bìa nhỏ có vẽ hình các con sóc và ghi tên các bạn chơi. Ví dụ: Lan-sóc nâu, Hùng- sóc xám,...

3. Bảy tấm bia có ghi bảy số nguyên từ \( - 3\) đến 3.

 

Tiến hành hoạt động:

1. Chia học sinh thành các nhóm.

2. Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách chơi.

- Đầu tiên, mỗi người lần lượt xáo và rút bìa (như xáo bài) rồi rút được tấm bìa ghi số nào thì đặt hình sóc có tên của mình lên điểm đó trên cành cây.

- Sau đó, mỗi người cũng xáo và rút bìa như lần đầu, lấy số tại điểm mình đang đứng cộng với số rút được.

- Ở lần kế tiếp thì lấy số tại điểm mình đang đứng trừ cho số rút được.

- Phải đảm bảo xáo các tấm bìa trước khi rút và phải luân phiên cộng, trừ, ... cho số đã rút được.

- Người thẳng là người đầu tiên có vị trí nhỏ hơn \( - 5\) (nghĩa là đã đến được thân cây và leo xuống đất), hoặc là người cuối cùng còn lại trên cành cây.

- Người thua là người có vị trí lớn hơn +5 (nghĩa là đã vượt quá đầu cành và bị rơi xuống đất).

Phương pháp:

Các em thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

Lời giải:

Các em thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ:

Tên bạn LAN ghi ở tấm bìa hình sóc nâu.

Lần thứ nhất, bạn LAN rút được tấm bìa số \( - 2\) thì đặt bìa hình sóc nâu tại điểm \( - 2\)  như trên hình:

 

Lần thứ 2, bạn LAN rút được số 3. Vị trí của LAN lúc này là:  \( - 2 + 3 = 1\). LAN ở điểm 1.

Lần thứ 3, bạn Lan rút được số \( - 1\) thì vị trí của LAN lúc này là: \(1 + \left( { - 1} \right) = 0\). LAN ở điểm 0.

- Người đầu tiên có vị trí nhỏ hơn \( - 5\) thì người đó là người thắng (nếu có) hoặc người cuối cùng ở lại trên cành cây (nếu những bạn khác đều có vị trí lớn hơn +5).

- Người thua là người có vị trí lớn hơn +5 (nghĩa là đã vượt quá đầu cành và bị rơi xuống đất).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan