Bài 1 trang 42 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Trong các công thức sau, công thức nào không biểu diễn \(y\) là hàm số của \(x\)?
A. \(x + 2y = 3\) B. \(y = \sqrt {{x^2} - 2x} \) C. \(y = \frac{1}{x}\) D. \({x^2} + {y^2} = 4\)
Lời giải:
D. \({x^2} + {y^2} = 4 \Leftrightarrow y = \pm \sqrt {4 - {x^2}} \).
Với mỗi giá trị x ta tìm được 2 giá trị tương ứng của y.
Chẳng hạn \(x = 0\), ta tìm được \(y = \pm 2\)
Do đó \(y\) không phải là hàm số của \(x\)
Chọn D.
Bài 2 trang 42 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) ở Hình 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm của hoành độ bằng 1
B. Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung bộ bằng -1
C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\), ngịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
D. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\)
Lời giải:
Hàm số \(f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( {a;b} \right)\) khi \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a;b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
Hàm số \(f\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( {a;b} \right)\) khi \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a;b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\)
Bài 3 trang 42 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:
a) \(y = - {x^3} + 4x - 1\)
b) \(y = \sqrt {5 - 6x} \)
c) \(y = \frac{4}{{3x + 1}}\)
d) \(y = \frac{1}{{2x - 1}} - \sqrt {3 - x} \)
e) \(y = \frac{{2x + 3}}{{{x^2} + 3x - 4}}\)
g) \(y = \left\{ \begin{array}{l}x - 1,x > 0\\5x + 1,x < - 1\end{array} \right.\
Lời giải:
a) Hàm số \(y = - {x^3} + 4x - 1\) xác định với mọi \(x \in \mathbb{R}\)
\( \Rightarrow \)Tập xác định \(D = \mathbb{R}\)
b) Hàm số \(y = \sqrt {5 - 6x} \) xác định khi \(5 - 6x \ge 0 \Rightarrow x \le \frac{5}{6}\). Vậy \(D = \left( { - \infty ;\frac{5}{6}} \right]\)
c) Hàm số \(y = \frac{4}{{3x + 1}}\) xác định khi \(3x + 1 \ne 0 \Rightarrow x \ne \frac{{ - 1}}{3}\). Vậy \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{{ - 1}}{3}} \right\}\)
d) Hàm số \(y = \frac{1}{{2x - 1}} - \sqrt {3 - x} \) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 1 \ne 0 \Rightarrow x \ne \frac{1}{2} \Rightarrow x \in \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\\3 - x \ge 0 \Rightarrow x \le 3 \Rightarrow x \in \left( { - \infty ;3} \right]\end{array} \right.\)
Vậy \(D = \left( { - \infty ;3} \right]\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
e) Hàm số \(y = \frac{{2x + 3}}{{{x^2} + 3x - 4}}\) xác định khi \({x^2} + 3x - 4 \ne 0 \Rightarrow \left( {x + 4} \right)\left( {x - 1} \right) \ne 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne - 4\\x \ne 1\end{array} \right.\)
Vậy \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 4;1} \right\}\)
g) Hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}x - 1,x > 0\\5x + 1,x < - 1\end{array} \right.\) xác định khi \(x \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)\)
Vậy \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)\)
Bài 4 trang 42 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l} - x + 1,x < 0\\0,x = 0\\1,x > 0\end{array} \right.\)
a) Tìm tập xác định của hàm số trên
b) Tính giá trị của hàm số khi \(x = - 2,x = 0,x = 2021\)
Lời giải:
a) \(f(x)\) xác định với \(x > 0,x = 0,x < 0\)
\( \Rightarrow D = ( - \infty ;0) \cup \{ 0\} \cup (0; + \infty ) = \mathbb{R}\)
b) + Tại \(x = - 2 < 0,f\left( { - 2} \right) = - \left( { - 2} \right) + 1 = 3\)
+ Tại \(x = 0,f\left( 0 \right) = 0\)
+ Tại \(x = 2021 > 0,f\left( {2021} \right) = 1\)
Bài 5 trang 43 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Quan sát đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) ở Hình 5
a) Trong các điểm có tọa độ (1;2), (0;0). (2;3) điểm nào thuộc đồ thị hàm số, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số?
b) Xác định \(f\left( 0 \right),f\left( 3 \right)\)
c) Tìm điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng 1
Phương pháp:
Với\(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c \Rightarrow x = {x_0};f\left( {{x_0}} \right) = a{x_0}^2 + b{x_0} + c\)
Lời giải:
a)
Quan sát đồ thị, ta thấy điểm có tọa độ (0;0) không thuộc đồ thị hàm số. Các điểm có tọa độ (1;2), (2;3) thuộc đồ thị hàm số.
b) + Tại \(x = 0,f\left( 0 \right) = 1\)
+ Tại \(x = 3,f\left( 3 \right) = 4\)
c) Ta thấy: các điểm thuộc đồ thị, nằm bên trái trục tung đều có tung độ bằng 1.
Do đó các điểm thuộc đồ thị tung độ bằng 1 là \(A = \{ (a;0)|a \in \mathbb{R},a \le 0\} \)
Bài 6 trang 43 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho bảng biến thiên hàm số \(y = f\left( x \right)\) như sau:
a) Tìm khoảng đồng biến, ngịch biến của hàm số \(y = f\left( x \right)\)
b) So sánh \(f\left( { - 2021} \right)\) và \(f\left( { - 1} \right)\); \(f\left( {\sqrt 3 } \right)\) và \(f\left( 2 \right)\)
Lời giải:
a) Quan sát bảng biến thiên ta thấy:
Đồ thị hàm số đi lên (từ trái qua phải) trên \(\left( {1;3} \right)\)
Đồ thị hàm số đi xuốn (từ trái qua phải) trên hai khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {3; + \infty } \right)\)
Do đó: Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1;3} \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\).
b)
+ Vì hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) nên với \( - 2021 < - 1\) ta có \(f\left( { - 2021} \right) > f\left( { - 1} \right)\)
+ Vì hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1;3} \right)\) nên với \(\sqrt 3 < 2\) ta có: \(f\left( {\sqrt 3 } \right) < f\left( 2 \right)\)
Bài 7 trang 43 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Cho hàm số \(y = \frac{{ - 2}}{x}\). Chứng tỏ hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Lời giải:
Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{ - 2}}{x}\).
+ Lấy \({x_1},{x_2} \in \left( { - \infty ;0} \right)\) với \({x_1} < {x_2}\)
Ta có: \(f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = \frac{{ - 2}}{{{x_1}}} - \frac{{ - 2}}{{{x_2}}} = \frac{{2\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}}{{{x_1}{x_2}}}\)
Mà \({x_1} < {x_2} < 0 \Rightarrow {x_1} - {x_2} < 0,\;{x_1}.{x_2} > 0\)
\( \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) < 0 \Leftrightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
+ Lấy \({x_1},{x_2} \in \left( {0; + \infty } \right)\) với \({x_1} < {x_2}\)
Ta có: \(f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = \frac{{ - 2}}{{{x_1}}} - \frac{{ - 2}}{{{x_2}}} = \frac{{2\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}}{{{x_1}{x_2}}}\)
Mà \(0 < {x_1} < {x_2} \Rightarrow {x_1} - {x_2} < 0,\;{x_1}.{x_2} > 0\)
\( \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) < 0 \Leftrightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Bài 8 trang 43 SBT Toán 10 - Cánh Diều
Một nhân viên bán hàng sẽ nhận được một mức lương cơ bản là 5 triệu đồng mỗi tháng và một khoản hoa hồng là 5% nếu tổng doanh thu trên 10 triệu đồng trong tháng. Ngoài ra, nếu doanh số bán hàng hàng tháng là 20 triệu đồng hoặc nhiều hơn thì nhân viên bán hàng nhận được thêm tiền thưởng là 500 nghìn đồng
a) Hãy biểu diễn thu nhập hàng tháng của nhân viên đó bằng một hàm số theo doanh số bán hàng
b) Nếu doanh số trong 1 tháng của nhân viên đó là 30 triệu đồng thì nhân viên đó sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương?
Lời giải:
a) Gọi \(x\) (triệu đồng) là doanh thu bán hàng và \(y\) (triệu đồng) là thu nhập tương ứng của nhân bên đó hàng tháng. Ta có hàm số biểu diễn thu nhập hàng tháng của nhân viên đó theo doanh số bán hàng như sau (đơn vị: triệu đồng):
\(y = \left\{ \begin{array}{l}5;0 \le x \le 10\\5 + 0,05x;10 < x < 20\\5,5 + 0,05x;x \ge 20\end{array} \right.\)
b) Nếu \(x = 30 > 20\) thì \(y = 5,5 + 0,05 \times 30 = 7\) (triệu đồng)
Vậy nhân viên đó sẽ nhận được 7 triệu đồng.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục