Bài 1 trang 120 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
So sánh hai phân số:
Phương pháp:
Trong hai phân số cùng mẫu số:
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Lời giải:
a) \(\dfrac{3}{5}>\dfrac{1}{5}\) (vì \(3>1\)) ;
b) \(\dfrac{9}{10}<\dfrac{11}{10}\) (vì \(9<11\)) ;
c) \(\dfrac{13}{17} < \dfrac{15}{17}\) (vì \(13 < 15\)) ;
d) \(\dfrac{25}{19}> \dfrac{22}{19}\) (vì \(25>22\)).
Bài 2 trang 120 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
So sánh các phân số sau với \(1\):
\(\dfrac{1}{4}\) ; \(\dfrac{3}{7}\); \(\dfrac{9}{5}\); \(\dfrac{7}{3}\); \(\dfrac{14}{15}\) ; \(\dfrac{16}{16}\) ; \(\dfrac{14}{11}\)
Lời giải:
\(\dfrac{1}{4}< 1 \) ; \(\dfrac{3}{7} < 1\) ; \(\dfrac{9}{5}> 1 \) ; \(\dfrac{7}{3}> 1 \) ;
\(\dfrac{14}{15}< 1\) ; \(\dfrac{16}{16}= 1\) ; \(\dfrac{14}{11}> 1\)
Bài 3 trang 120 SGK Toán 4 tập 2
Câu hỏi:
Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
a) \(\dfrac{1}{5}; \dfrac{4}{5}; \dfrac{3}{5}\) b) \(\dfrac{6}{7}; \dfrac{8}{7}; \dfrac{5}{7}\)
c) \(\dfrac{8}{9}; \dfrac{5}{9}; \dfrac{7}{9}\) d) \(\dfrac{12}{11}; \dfrac{16}{11}; \dfrac{10}{11}\)
Lời giải:
a) Vì 1 < 3 < 4 nên ta có: \(\dfrac{1}{5}< \dfrac{3}{5}< \dfrac{4}{5}.\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{1}{5}; \dfrac{3}{5}; \dfrac{4}{5}.\)
b) Vì 5 < 6 < 8 nên ta có: \(\dfrac{5}{7}< \dfrac{6}{7}< \dfrac{8}{7}.\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{5}{7}; \dfrac{6}{7}; \dfrac{8}{7}.\)
c) Vì 5 < 7 < 8 nên ta có: \(\dfrac{5}{9}< \dfrac{7}{9}< \dfrac{8}{9}.\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{5}{9}; \dfrac{7}{9}; \dfrac{8}{9}.\)
d) Vì 10 < 12 < 16 nên ta có: \(\dfrac{10}{11}< \dfrac{12}{11}< \dfrac{16}{11}.\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{10}{11}; \dfrac{12}{11}; \dfrac{16}{11}.\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục