Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Cảnh rừng Việt Bắc - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Phân tích khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong sáu dòng thơ đầu. Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy. Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Cho biết hoàn cảnh ấy đã giúp bạn hiểu thêm điều gì về thông điệp từ bài thơ và tâm hồn, cốt cách của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn đọc

Câu hỏi 1 (Trang 79, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Phân tích khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong sáu dòng thơ đầu.

Phương pháp:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải:

- Ở sáu dòng thơ đầu, chủ thể trữ tình cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên, phong thái sinh hoạt của con người kháng chiến với giọng đùa vui, lạc quan.

- Các cụm tính từ, cụm động từ nhấn mạnh diếy đỏ: "thật là hay","... thì mời..."... thưởng chén...", "tha hồ dạo", "mặc sức say"; "non xanh, nước biếc", "rượu ngọt, chè tươi",... Vượt lên trên thực tế thiếu thốn, gian khổ, tác giả vẫn ung dung, tự tại, với phẩm chất nghệ sĩ và tinh thần lạc quan, tác giả vản làm thơ và dùng thơ ca để truyền niềm vui, tinh thần lạc quan đến mọi người.

Câu hỏi 2 (Trang 79, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.

Phương pháp:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là "ta", xuất hiện dưới dạng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều; căn cứ xác định chủ thể trữ tình: dựa vào đại từ nhân xưng ("ta", xuất hiện ở dòng thơ thứ bảy) và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bải thơ.

Câu hỏi 3 (Trang 79, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Bài thơ đã đáp ứng yêu cầu về thể thơ như thế nào? Các yếu tố hình thức (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp) có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của bài thơ?

Phương pháp:

Đọc văn bản 

Nhớ lại kiến thức về thể thơ

Lời giải:

- Thể thơ thất ngôn bát cú.

- Các yếu tố hình thức góp phần thể hiện chủ đề, thông điệp của bài:

+ Cách gieo vần: vần chân ay

+ Biện pháp liệt kê hình ảnh miêu tả vẻ đẹp nơi núi rừng Việt Bắc: vượn hót chim kêu; non xanh, nước biếc; rượu ngọt, chè tươi; trăng, hạc, xuân.

+ Tác dụng: nhấn mạnh rằng nơi núi rừng Việt Bắc có rất nhiều cảnh đẹp trù phú, thú vị. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên của Bác Hồ.

Câu hỏi 4 (Trang 79, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Cho biết hoàn cảnh ấy đã giúp bạn hiểu thêm điều gì về thông điệp từ bài thơ và tâm hồn, cốt cách của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Phương pháp:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải:

Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Hồ Chí Minh được viết vào mùa xuân năm 1947. Sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, Bác Hồ lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Bài thơ miêu tả cuộc sống trong chiến khu Việt Bắc với núi rừng, chim muông, và sự giản dị, lạc quan của Bác Hồ. Trong bài thơ, Bác Hồ tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận sự tự do và hạnh phúc trong cuộc sống đơn sơ. Ông thể hiện tâm hồn lạc quan, sự yêu thương đối với quê hương và nhân dân. Bài thơ còn thể hiện lòng kiên định, sự hy sinh và tình yêu quê hương của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Nhìn từ góc độ tâm hồn và cốt cách, bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” cho thấy sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, tình yêu quê hương, và lòng dũng cảm trong cuộc chiến đấu. Bác Hồ không chỉ là một lãnh tụ tài ba, mà còn là một nhà thơ với tâm hồn cao thượng và tình yêu vô bờ bến đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi 5 (Trang 79, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Nêu một số điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/ hình thức nghệ thuật giữa hai bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc và Rằm tháng Giêng.

Phương pháp:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải:

* Giống nhau:

- Cả hai đều được sáng tác và lấy cảm hứng từ trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc trữ tình.

- Miêu tả những hình ảnh độc đáo bộc lộ tình yêu thiên nhiên và đất nước của tác giả

- Con người luôn hòa quyện với thiên nhiên, luôn hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

* Khác nhau:

- Nội dung:

+ Cảnh rừng Việt Bắc miêu tả cuộc sống trong chiến khu Việt Bắc với núi rừng, chim muông, và sự giản dị, lạc quan của Bác Hồ. Bài thơ này tập trung vào vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương.

+ Rằm tháng Giêng miêu tả đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của Bác Hồ. Bài thơ này tập trung vào vẻ đẹp của đêm trăng và cuộc họp bàn việc quân của Bác.

- Hình thức nghệ thuật:

+ Cảnh rừng Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ đẹp đẽ, bay bổng, vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Rằm tháng Giêng cũng sử dụng thể thơ tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan