Xem thêm: Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (Truyện lãng mạn và hiện thực)
Câu hỏi 1 (Trang 49, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)
Câu hỏi:
Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:
a.Chiếc xe đạp nặng quá.
b.Chị ấy đã gặp con.
c.Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d.Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
e.Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
f. Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.
Lời giải:
a.Chiếc xe đạp nặng quá.
→ Mơ hồ từ vựng: Chiếc xe đạp này khó đạp quá.
b.Chị ấy đã gặp con.
→ Mơ hồ từ vựng: Chị ấy đã gặp đứa con của chị ấy.
c.Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
→ Mơ hồ logic: Cả nhà say sưa nghe tiếng đàn vĩ cầm.
d.Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
→ Nó khoe với tôi về chiếc xe đạp mà nó mới mua hôm qua
e.Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
→ Mơ hồ cấu trúc: Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy khi tôi trên đường đến thư viện.
g.Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.
→ Mơ hồ cấu trúc: Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà mà cô ấy tặng tôi.
Câu hỏi 2 (Trang 49, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)
Câu hỏi:
Chỉ ra điểm chung về lỗi mơ hồ trong những câu dưới đây và đề xuất phương án sửa phù hợp:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi.
Lời giải:
- Cả hai câu đều mắc chung lỗi hiện tượng đồng âm:
b. Đầu hè – đầu nhà và đầu hè – đầu mùa hè
- Sửa:
a. Đây là phương thuốc độc nhất vô nhị.
b. Cầy khế đầu nhà đã chết rồi.
Câu hỏi 3 (Trang 49, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)
Câu hỏi:
Sưu tầm ít nhất ba câu mơ hồ và nêu cách sửa.
Lời giải:
1. Hổ mang bò lên núi.
Sửa: Con rắn hổ mang bò lên núi.
2. Ba chàng trai rất phong độ.
Sửa: Ba của chàng trai ấy rất phong độ.
3. Trưởng công an xã xin nghỉ vì lương thấp khiến vợ đòi li dị.
Sửa: Vì lương thấp khiến vợ đòi li dị, trưởng công an xã đã xin nghỉ việc.
Câu hỏi 4 (Trang 49, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
(Huy Cận, Tràn Giang)
a. Theo bạn, dòng thơ in đậm ở trên có thể được hiểu theo những cách nào?
b. Đây có phải là lỗi câu mơ hồ không? Vì sao?
Lời giải:
a. Dòng thơ in đậm có 2 cách hiểu:
Cách 1: Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống
Cách 2: Đâu đó có tiếng chợ chiều từ xa vọng lại trong không gian không xác định.
TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT
Đề bài (Trang 49, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống con người. Sau đó kiểm tra lại để đảm bảo đoạn văn không mắc lỗi câu mơ hồ.
Lời giải gợi ý:
Mỗi chúng ta đều có cho mình những ước mơ rất riêng và ước mơ thì luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ước mơ được hiểu là những điều tốt đẹp mà ta luôn khao khát, luôn mong mỏi và hướng đến. Ước mơ có ý nghĩa lớn lao vì nó là hiện thực hóa của những khao khát trong ta. Ước mơ giúp con người biết mình cần làm gì, cần hành động ra sao và bước đi như thế nào. Khi có ước mơ, con người sẽ có những hành động, suy nghĩ và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Định hướng rõ ràng làm con người không bế tắc, không gục ngã. Nhờ vậy mà mọi thứ càng trở nên tốt đẹp hơn. Chính nguồn động lực lớn lao đó giúp con người kiên trì trên đường đời và có thể mạnh mẽ vượt lên áp lực. Không có ước mơ, trước mắt ta chỉ là hàng rào của những điều mờ mịt, của những lớp sương mờ tối tăm. Con người không thể sống mà thiếu ước mơ được. Nó chính là kim chỉ nam của nhận thức và hành động. Mọi thành công đều được dựng xây, vun đắp từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy. Bạn và tôi, mong rằng mỗi chúng ta đều vun đắp và dựng xây cho mình được những giấc mơ thật đẹp!
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục