Xem thêm: Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ)
Câu hỏi 1 (Trang 19, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)
Câu hỏi:
Tìm bố cục của bài viết và xác định vấn đề được bàn luận trong bài viết.
Phương pháp:
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Bố cục bài viết gồm 4 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến lời nhắn đó: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
+ Phần 2: Tiếp đến trở nên quan trọng: Giải thích vấn đề cần bàn luận
+ Phần 3: Tiếp đến không ngại thử thách bản thân: Trình bày luận điểm, nêu lí lẽ, bằng chứng để làm rõ luận điểm.
+ Phần 4: Khẳng định lại ý kiến và đề xuất phương hướng hành động.
- Vấn đề được bàn luận trong bài viết: Người trẻ trong vấn đề khẳng định giá trị bản thân.
Câu hỏi 2 (Trang 19, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)
Câu hỏi:
Nhận xét cách mở bài và kết bài của bài viết.
Phương pháp:
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Cách mở bài: Giới thiệu vấn đề bằng cách sử dụng giả thuyết, nêu ra một câu chuyện.
=> Cách mở bài khơi gợi, tạo sự hứng thú, tò mò cho người đọc. Kết bài là sự thôi thúc, cổ vũ con người hãy tiến về phía trước, mạnh dạn bước trên con đường tự khẳng định mình, không được bỏ cuộc.
Câu hỏi 3 (Trang 19, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)
Câu hỏi:
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.
Phương pháp:
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
* Luận điểm 1: Giá trị bản thân sẽ tạo ra khác biệt
- Lí lẽ:
+ Mỗi người là duy nhất
+ Xã hội đòi hỏi nhiều hơn ở 1 người
+ Phê phán những người ỷ lại vào gia thế và đổ lỗi cho hoàn cảnh
- Bằng chứng:
+ Tiền vệ Mesut ozil
+ Buổi tuyển sinh đại học
* Luận điểm 2: Hành trình tự khẳng định bản thân
- Lí lẽ:
+ Khẳng định bản thân là quá trình
+ Giá trị bản thân là gốc rễ
+ Phê phán những người có lối sông buông trôi, không nỗ lực
- Bằng chứng: một bác sĩ muốn được người bệnh tin tưởng
Câu hỏi 4 (Trang 19, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)
Câu hỏi:
Bạn học được điều gì về cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ qua bài viết trên?
Phương pháp:
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Từ bài viết trên ta thấy được, khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ chúng ta cần:
- Chú ý đến luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
- Khi nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần sáng rõ, thuyết phục, logic cao
- Lựa chọn và sắp xếp luận điểm phù hợp, để bài viết trở nên mạch lạc, rõ ràng.
Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (Trang 19, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2):
Trường bạn mở một diễn đàn bàn về vấn đề người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, có gợi ý một số đề tài cụ thể: hòa nhập chứ không hòa tan; những xu hướng nghề nghiệp trong tương lai; người trẻ và vai trò công dân toàn cầu;…Hãy chọn một trong những đề tài nêu trên (hoặc đề xuất một đề tài khác) và viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của bạn.
Phương pháp:
Dựa vào tri thức phần thực hành viết.
Lời giải:
Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ đặt chân tới một vùng đất xa xôi nào đó? Có bao giờ bạn ước mơ được trở thành bạn bè của khắp năm châu bốn bể? Có bao giờ bạn muốn đi và đi thật nhiều? Chắc mọi người đang nghĩ chuyện đó là hảo huyền hoặc nó chỉ dành cho các cậu ấm cô chiêu nào đó. Với xã hội ngày nay, việc hội nhập trở thành công dân toàn cầu là điều vô cùng cần thiết. Đó không còn là viển vông hay ước mơ trong giả tưởng như phần đa mọi người vẫn nghĩ.
Vậy công dân toàn cầu là gì? Và giới trẻ của chúng ta cần làm gì để hiện thực hóa ước mơ đó? Công dân toàn cầu (Global Citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Dựa vào khái niệm trên ta có thể vạch ra bước đi đầu tiên trên hành trình trở thành công dân toàn cầu đó là xóa bỏ mọi rào cản về ranh giới, địa lí cũng như văn hóa của các quốc gia trong nhận thức của mình. Điều này nói thì có vẻ dễ dàng như không phải ai cũng làm được. Và nó sẽ càng khó khăn hơn với những người hướng nội, chỉ muốn bên cạnh những thứ thân quen với mình. Có nhiều người sinh sống ở nước ngoài lâu năm cũng không thể hòa nhập được với con người và nền văn hóa của nước họ. Âu một phần cũng là do bản thân quá cứng nhắc, thụ động trong việc hòa nhập với quốc tế của người Đông Á chúng ta.
Mỗi cá nhân đều sở hữu trên dưới bốn ngôn ngữ ngoại. Tôi nghĩ họ chắc chắn đã và đang là nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẽ với hàng ngàn bạn trẻ khắp đất nước trên con đường vạch lối đi để trở thành công dân toàn cầu của mình. Ngoài hai vấn đề cốt lõi như đã nêu trên, bản thân mỗi bạn trẻ cùng cần phải có niềm đam mê khám phá, trau dồi kĩ năng mềm và đặc biệt là nền tảng kiến thức cơ bản. Tôi xin nhắc lại, vấn đề nhận thức là vô cùng quan trọng. Với những bạn trẻ ngày nay, có thể do quá vội vàng trên hành trình hòa nhập với thế giới mà có cái nhìn sai lệch về công dân toàn cầu. Câu khẩu hiệu rất quen thuộc của chính phủ ta đó là “ hòa nhập nhưng không hòa tan”. Quá sính ngoại mà quên đi cái đẹp cái hay của dân tộc là một hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Học hỏi, hòa nhập một cách có chọn lọc là việc làm khôn ngoan của các công dân toàn cầu tương lai. Bởi lẽ ở mỗi quốc gia đều có cái đẹp và cái chưa được đẹp, có cái phù hợp và cái chưa phù hợp với dân tộc ta.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục