Bài 1 trang 56 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
So sánh các cặp số sau:
a) 6 và 5; b) \( - 5\) và 0;
c) \( - 6\) và 5; d) \( - 8\) và \( - 6\);
e) \(3\) và \( - 10\); g) \( - 2\) và \( - 5\)
Phương pháp:
Phân loại các số bài cho là số nguyên dương, số nguyên âm hay số 0.
Áp dụng:
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
- Với hai số nguyên âm số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Lời giải:
a) 6 > 5
b) – 5 < 0 (Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0)
c) – 6 < 5 (Số nguyên âm nhỏ hơn số nguyên dương)
d) – 8 < - 6 (Vì số đối của – 8 là 8 lớn hơn số đối của – 6 là 6)
e) 3 > - 10 (Số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm)
g) – 2 > - 5 (Vì số đối của – 2 là 2 nhỏ hơn số đối của – 5 là 5)
Bài 2 trang 56 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Tìm số đối của các số nguyên: \(5; - 4; - 1;0;10; - 2021\)
Phương pháp:
+Số đối của a là -a
Số đối của một số nguyên dương là số nguyên âm
Số đối của số nguyên âm là số nguyên dương
Số đối của 0 là 0.
Lời giải:
Số đối của 5 là - 5.
Số đối của – 4 là 4.
Số đối của – 1 là 1.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 10 là – 10.
Số đối của – 2 021 là 2021.
Bài 3 trang 56 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và biểu diễn chúng trên trục số:
\(2; - 4;6;4;8;0; - 2; - 8; - 6\).
Phương pháp:
Sắp xếp các số nguyên âm trước đến số 0 và cuối cùng là số nguyên dương.
Lời giải:
* Ta chia các số đã cho thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên dương: 2; 6; 4; 8, ta có 0 < 2 < 4 < 6 < 8
Nhóm 2: Các số nguyên âm: – 4; – 2; – 6 ; – 8, ta có – 8 < – 6 < – 4 < – 2 < 0
Khi đó ta có: - 8 < - 6 < - 4 < - 2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: - 8; - 6; - 4; - 2; 0; 2; 4; 6; 8.
* Biểu diễn các số nguyên đã cho trên trục số như sau:
Bài 4 trang 56 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) \(A = \left\{ {a \in \mathbb{Z}| - 4 < a < - 1} \right\}\)
b) \(B = \left\{ {b \in \mathbb{Z}| - 2 < b < 3} \right\}\)
c) \(C = \left\{ {c \in \mathbb{Z}| - 3 < c < 0} \right\}\)
d) \(A = \left\{ {d \in \mathbb{Z}| - 1 < d < 6} \right\}\)
Phương pháp:
Vẽ trục số rồi tìm các số nguyên thỏa mãn các câu a, b, c, d.
X < Y < Z nghĩa là Y là số nằm giữa X và Z trên trục số.
Lời giải:
a) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -4 và nhỏ hơn -1 là: -3; -2.
Vậy A = {- 3; - 2}.
b) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -2 và nhỏ hơn 3 là: -1; 0; 1; 2.
Vậy B = {- 1; 0; 1; 2}.
c) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn – 3 và nhỏ hơn 0 là: -2; -1.
Vậy C = {- 2; -1}.
d) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -1 và nhỏ hơn 6 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Vậy D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
Bài 5 trang 56 SGK Toán 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ (0C) mùa đông tại các điểm sau đây của nước Mỹ: Hawaii (Ha–oai) 120C, Montana (Môn – ta–na) -20C, Alaska (A-la-xca) -510C, New York (Niu Oóc) -150C, Florida (Phlo-ra-đa) 80C.
Phương pháp:
+Lập bảng nhiệt độ.
+Nếu a > b thì -a < -b
+Sắp xếp nhiệt độ từ thấp đến cao.
Lời giải:
Ta so sánh và sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ như sau:
-510C < -150C < -20C < 80C < 120C
Vậy các địa điểm có nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Alaska (A-la-xca); New York (Niu Oóc); Montana (Mon– ta–na); Florida (Phlo-ra-đa); Hawaii (Ha–oai).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục