Bài 1 trang 22 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một mảnh vườn có diện tích 240 m, được trồng hai loại hoa là hoa cúc và hoa hồng. Phần diện tích trồng hoa cúc chiếm \(\frac{3}{5}\) diện tích cả vườn. Hỏi diện tích trồng hoa hồng là bao nhiêu mét vuông?
Phương pháp:
Diện tích trồng hoa cúc = Diện tích mảnh vườn . \(\frac{3}{5}\)
Diện tích trồng hoa hồng = Diện tích mảnh vườn – Diện tích trồng hoa cúc.
Lời giải:
(Ta chuyển bài toán về dạng tìm giá trị phân số \(\frac{3}{5}\) của 240).
Diện tích trồng hoa cúc là:
Diện tích trồng hoa hồng là:
240 − 144 = 96 (m2)
Vậy diện tích trồng hoa hồng là 96 m2.
Bài 2 trang 22 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Bạn Thanh rót sữa từ một hộp giấy đựng đầy sữa vào cốc được 180 ml để uống. Bạn Thanh ước tính sữa trong hộp còn \(\frac{4}{5}\) dung tích của hộp. Tính dung tích hộp sữa.
Phương pháp:
- Tính lượng sữa đã rót chiếm bao nhiêu phần dung tích hộp.
- Muốn tìm một số khi biết giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của nó là b, ta tính \(b:\frac{m}{n}\).
Lời giải:
Muốn tìm một số khi biết giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của nó là b, ta tính b : \(\frac{m}{n}\)
Vì sữa trong hộp còn \(\frac{4}{5}\) dung tích của hộp nên 180 ml sữa đã rót chiếm:
Dung tích hộp sữa là:
Vậy dung tích hộp sữa là 900 ml.
Bài 3 trang 22 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một bể nuôi cá cảnh dạng khối hộp chữ nhật, có kích thước 30 cm x 40 cm và chiều cao 20cm. Lượng nước trong bể cao bằng \(\frac{3}{4}\) chiều cao của bể. Tính số lít nước ở bể đó.
Phương pháp:
- Thể tích bể = Chiều dài . Chiều rộng . Chiều cao
- Muốn tìm giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của số a, ta tính \(\frac{m}{n}.a\)
Lời giải:
+ Thể tích bể = Chiều dài . Chiều rộng . Chiều cao
+ Muốn tìm giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của số a, ta tính a . \(\frac{m}{n}\).
Thể tích của bể là:
30 . 40 . 20 = 24 000 (cm2)
Số lít nước ở bể là:
24 000 . \(\frac{3}{4}\) = 18 000 (cm3) = 18 dm3 = 18 lít.
Vậy số lít nước ở bể là 18 lít.
Bài 4 trang 22 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Một bác nông dân vừa thu hoạch 30 kg cà chua và 12 kg đậu đũa.
a) Bác đem \(\frac{4}{5}\) ở số cà chua đó đi bán, giá mỗi ki-lô-gam cà chua là 12 500 đồng. Hỏi bác nông dân nhận được bao nhiêu tiền?
b) Số đậu đũa bác vừa thu hoạch chỉ bằng \(\frac{3}{4}\) số đậu đũa hiện có trong vườn. Nếu bác thu hoạch hết tất cả thì được bao nhiêu ki-lô-gam đậu đũa?
Phương pháp:
- Muốn tìm giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của số a, ta tính \(a.\frac{m}{n}\)
- Muốn tìm một số khi biết giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của nó là b, ta tính \(b:\frac{m}{n}\).
Lời giải:
- Muốn tìm giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của số a, ta tính a .\(\frac{m}{n}\)
- Muốn tìm một số khi biết giá trị phân số mnmn của nó là b, ta tính b :\(\frac{m}{n}\)
a) Số tiền bán cà chua bác nông dân nhận được là:
30 . \(\frac{4}{5}\) = 300 000 (đồng)
Vậy số tiền bán cà chua bác nông dân nhận được là 300 000 đồng.
b) Nếu bác thu hoạch hết tất cả thì được số ki-lô-gam đậu đũa là:
12 : \(\frac{3}{4}\) = 12 . \(\frac{4}{3}\) = 16 (kg)
Vậy nếu bác thu hoạch hết tất cả thì được 16 kg đậu đũa.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục