Bài 1 trang 24 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Dùng hỗn số viết thời gian ở đồng hồ trong các hình vẽ
Thời gian ở hình a có thể viết là \(2\frac{1}{3}\) giờ hoặc \(14\frac{{20}}{{60}}\) giờ được không?
Phương pháp:
Hỗn số cần tìm gồm:
Phần nguyên = số giờ
Phần phân số = Số phút: 60
Lời giải:
Hỗn số cần tìm gồm:
Phần nguyên = số giờ;
Phần phân số = số phút : 60.
* Hình a đồng hồ chỉ 2 giờ 20 phút (vào buổi sáng) hoặc 14 giờ 20 phút (vào buổi chiều).
- Phần nguyên là 2 hoặc 14;
- Phần phân số là 20 : 60 = \(\frac{20}{60}\) = \(\frac{1}{3}\)
Vậy thời gian trong hình a có thể viết là 2\(\frac{1}{3}\) giờ hoặc 14\(\frac{1}{3}\) giờ
* Hình b đồng hồ chỉ 4 giờ 50 phút (vào buổi sáng) hoặc 16 giờ 50 phút (vào buổi chiều).
- Phần nguyên là 4 hoặc 16;
- Phần phân số là 50 : 60 = \(\frac{50}{60}\) = \(\frac{5}{6}\)
Vậy thời gian trong hình b có thể viết là 4\(\frac{5}{6}\) giờ hoặc 16\(\frac{5}{6}\) giờ
* Hình c đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút (vào buổi sáng) hoặc 18 giờ 10 phút (vào buổi tối).
- Phần nguyên là 6 hoặc 18;
- Phần phân số là 10 : 60 = \(\frac{10}{60}\) = \(\frac{1}{6}\)
Vậy thời gian trong hình c có thể viết là 6\(\frac{1}{6}\) giờ hoặc 18\(\frac{1}{6}\) giờ
* Hình đ là 9 giờ 30 phút (vào buổi sáng) hoặc 21 giờ 30 phút (vào buổi tối).
- Phần nguyên là 9 hoặc 21;
Bài 2 trang 24 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Sắp xếp các khối lượng sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:
\(3\frac{3}{4}\) tạ; \(\frac{{377}}{{100}}\) tạ; \(\frac{7}{2}\) tạ; \(3\frac{{45}}{{100}}\) tạ; \(365\)kg.
Phương pháp:
Đổi các khối lượng ra cùng đơn vị.
Lời giải:
Ta có: 1 tạ = 100 kg.
Khi đổi từ kg sang tạ, ta chia số đó cho 100 (viết dưới dạng phân số).
Đổi các phân số, hỗn số sau về phân số có mẫu số bằng 100, ta được:
Bài 3 trang 24 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Dùng phân số hoặc hỗn số để viết các đại lượng diện tích dưới đây theo mét vuông
a) \(125\,d{m^2}\) b) \(218\,c{m^2}\)
c) \(240\,d{m^2}\) d) \(34\,c{m^2}\)
Nếu viết chúng theo đề-xi-mét vuông thì sao?
Phương pháp:
\(1c{m^2} = \frac{1}{{100}}\,d{m^2}\)
\(1c{m^2} = \frac{1}{{10000}}\,{m^2}\)
Lời giải:
a) \(\frac{{125}}{{100}}\,{m^2}=\frac{{5}}{{4}}\,{m^2}=1\frac{{1}}{{4}}\,{m^2}\)
b) \(\frac{{218}}{{10000}}\,{m^2}=\frac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\)
c) \(\frac{{240}}{{100}}\,{m^2}=\frac{{12}}{{5}}\,{m^2}=2\frac{{40}}{{100}}\,{m^2}\)
d) \(\frac{{34}}{{10000}}\,{m^2}=\frac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\)
Nếu viết chúng theo đề-xi-mét vuông:
a) \(\frac{{125}}{1}\,d{m^2}\)
b) \(\frac{{218}}{{100}}\,{dm^2}=\frac{{109}}{{50}}\,{dm^2}=2\frac{{9}}{{50}}\,d{m^2}\)
c) \(\frac{{240}}{1}\,d{m^2}\)
d) \(\frac{{34}}{{100}}\,\,d{m^2}=\frac{{17}}{{50}}\,{dm^2}\)
Bài 4 trang 24 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hai xe ô tô cùng đi được quãng đường 100 km, xe taxi chạy trong \(1\frac{1}{5}\) giờ và xe tải chạy trong 70 phút. So sánh vận tốc hai xe.
Phương pháp:
Đổi thời gian ra giờ.
- Tính vận mỗi xe = Quãng đường : thời gian mỗi xe đi
=> So sánh hỗn số => So sánh được vận tốc hai xe.
Lời giải:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục