Bài 1 trang 58 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hãy tìm tâm đối xứng của các hình sau đây (nếu có).
Phương pháp:
Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Lời giải:
Tâm đối xứng của các hình được biểu diễn như sau:
Hình a) có tâm đối xứng (như hình vẽ).
Hình b) không có tâm đối xứng.
Hình c)
- Nếu xét tính đối xứng cả màu sắc thì hình c) không có tâm đối xứng.
- Nếu xét tính đối xứng không kể màu sắc thì hình c) có tâm đối xứng (như hình vẽ).
Bài 2 trang 58 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hình nào sau đây có tâm đối xứng? Hãy chỉ ra tâm đối xứng của nó (nếu có).
Phương pháp:
Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Lời giải:
Hình a)
- Nếu xét tính đối xứng cả màu sắc thì hình a) không có tâm đối xứng.
- Nếu xét tính đối xứng không kể màu sắc thì hình a) có tâm đối xứng (như hình vẽ).
Hình b) có tâm đối xứng (như hình vẽ).
Hình c) không có tâm đối xứng.
Bài 3 trang 58 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Chữ cái nào sau đây có tâm đối xứng? Chữ cái nào vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng?
Phương pháp:
Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Trục đối xứng (nếu có) của một hình là đường thẳng chia hình thành hai phần, mà hai phần đó phải chồng khít lên nhau.
Lời giải:
Những chữ cái có tâm đối xứng là: S, I, O, N.
Hình minh họa:
Những chữ cái vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng là: I và O.
Hình minh họa:
Bài 4 trang 58 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hình nào sau đây có tâm đối xứng?
Phương pháp:
Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Lời giải:
- Hình thứ nhất có tâm đối xứng (như hình vẽ).
- Hình thứ hai không có tâm đối xứng.
- Hình thứ ba không có tâm đối xứng.
Vậy trong ba hình trên chỉ có hình thứ nhất có tâm đối xứng.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục