Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập trang 57 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Bạn hình dung như thế nào về đời sống thành thị trong các đoạn trích đã học? Liên hệ và so sánh với đời sống thành thị ngày nay. Kẻ bảng so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội và Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội. Thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học và viết báo cáo kế

Câu hỏi 1 (Trang 57, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Bạn hình dung như thế nào về đời sống thành thị trong các đoạn trích đã học? Liên hệ và so sánh với đời sống thành thị ngày nay.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

* Hình dung của em về đời sống thành thị trong các đoạn trích đã học:

 - Văn bản “Hai quan niệm về gia đình và xã hội”: nhịp sống sôi động, với sự giao thoa văn hóa Tây Âu vào Việt Nam.

- Văn bản “Ở Xa-Van”: Nơi có nhiều tầng lớp sống khác nhau, với nhiều mối quan hệ phức tạp. Nơi con người ta phải sống giả tạo với bản thân để đi lên.

- Văn bản “Áo dài đầu thế kỉ XX”: Nơi thời trang phát triển.

- Văn bản “Ngày 30 Tết”: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp từ bao đời.

* Liên hệ với đời sống thành thị ngày nay: Đời sống thành thị ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng ở Việt Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của đất nước. Người dân thành thị có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các dịch vụ, công nghệ và tiện ích hiện đại. Tuy nhiên, đây cũng là nơi đi đầu trong tiếp nhận và phát triển cái mới, là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại và dù ở bất kì thời kì nào, giá trị truyền thống vẫn luôn được giữ gìn, đề cao, tôn vinh và phát triển.

Câu hỏi 2 (Trang 57, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Kẻ bảng so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

 Tiêu chí

Tiểu thuyết trung đại

Tiểu thuyết hiện đại

Giống nhau

- Cả hai thể loại đều tập trung vào việc phản ánh cuộc sống xã hội và tâm lý con người.

- Chúng đều sử dụng các nhân vật, tình tiết và thông điệp để khai thác và phân tích sâu sắc về con người và xã hội.

Khác nhau

- Sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm

- Chú trọng vào việc mô tả chi tiết và sự việc

- Cốt truyện của tiểu thuyết trung đại thường đơn giản và đơn tuyến, phát triển theo trình tự thời gian.

- Nhân vật trong tiểu thuyết trung đại thường được xây dựng đơn giản hơn, tập trung vào chi tiết và sự việc.

- Được viết bằng chữ Quốc ngữ 

- Tập trung vào việc khai thác thế giới bên trong của nhân vật, như tâm trạng, cảm xúc và sự biến đổi tinh vi trong nhận thức của con người.

- Kể theo trình tự thời gian tuyến tính hoặc đảo lộn thời gian, theo sự phát triển của tâm lí nhân vật.

- Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại được xây dựng phức tạp hơn, đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc và đấu tranh với chính mình để hoàn thiện bản thân.

Câu hỏi 3 (Trang 57, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nói mỉa trong trường hợp sau:

Người chết, sau khi được quan trên khám qua loa, đã được khâm liệm đến gần một ngày rồi, vậy mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục, mặc dầu mọi công việc củ hành tang lễ đã quyết định xong xuôi. Phái trẻ, nghĩa là bọn dâu con, đã bắt đầu la ó lên rằng phái già chậm chạp. Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dùng đến. Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen - dernières créations'!

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Biện pháp nói mỉa: hành vi và tư duy không tôn trọng, cợt nhả đối với người chết trong tang lễ của một số nhân vật.

- Tác dụng:

+ Phản ánh sự cợt nhả, lố bịch của những người tham gia buổi tang lễ. Họ không quan tâm và dành tình cảm cho người chết, mà chỉ quan tâm đến những điều vô nghĩa mà họ thích.

+ Lên án những hành vi không tôn trọng đối với người chết trong tang lễ. 

Câu hỏi 4 (Trang 57, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi:

- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

- Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Khi viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội, có một số điều cần lưu ý.

+ Đầu tiên, bạn nên bắt đầu báo cáo bằng việc giới thiệu vấn đề xã hội mà bạn đã nghiên cứu.

+ Sau đó, trình bày các phương pháp và quy trình bạn đã sử dụng để thu thập dữ liệu và phân tích kết quả. Bạn cũng nên đưa ra những kết luận và đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề xã hội đó.

+ Cuối cùng, hãy chú ý đến cách trình bày báo cáo, bao gồm việc sắp xếp thông tin một cách logic và sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác.

- Lưu ý khi trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội: tóm tắt ngắn gọn các nội dung chủ yếu của bản báo cáo, bao gồm cả phần thảo luận và gợi ý cho người nghe. Có slide trình chiếu hoặc poster minh họa nếu thấy cần thiết để người nghe dễ theo dõi, hình dung.

Câu hỏi 5 (Trang 57, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2)

Câu hỏi:

Thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học và viết báo cáo kết quả.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Sau khi đọc văn bản “Bản sắc là hành trang”, em thực hiện dự án nghiên cứu vấn đề sau: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

Tóm tắt:

Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Người Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiện và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

IV. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.13.

2. Vương Anh (2003), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan