Xem thêm: CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
Bài 1 trang 75 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 10 kg = … yến 100kg = … tạ
50 kg = … yến 300kg = … tạ
80kg = … yến 1200kg = ... tạ
b) 1000kg = … tấn 10 tạ = … tấn
8000kg = … tấn 30 tạ = … tấn
15 000kg = … tấn 200 tạ = … tấn
c) 100cm2 = … dm2 100dm2 = … m2
800cm2 = … dm2 900dm2 = … m2
1700cm2 = … dm2 1000dm2 = … m2
Phương pháp:
Áp dụng các cách chuyển đổi:
1 yến = 10kg ; 1 tạ = 100kg
1 tấn = 1000kg ; 1 tấn = 10 tạ
1dm2 = 100cm2; 1m2 = 100dm2
Lời giải:
a) 10 kg = 1 yến
100kg = 1 tạ
50 kg = 5 yến
300kg = 3 tạ
80kg = 8 yến
1200kg = 12 tạ
b) 1000kg = 1 tấn
10 tạ = 3 tấn
8000kg = 8 tấn
30 tạ = 3 tấn
15 000kg = 15 tấn
200 tạ = 20 tấn
c) 100cm2 =1 dm2
100dm2 = 1 m2
800cm2 = 8 dm2
900dm2 = 9 m2
1700cm2 = 17 dm2
1000dm2 = 10 m2
Bài 2 trang 75 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
a) \(268 \times 235\) b) \(475 \times 205\) c) \(45 \times 12 + 8\)
\(324 \times 250\) \(309 \times 207\) \(45 \times (12 +8)\)
Phương pháp:
- Thực hiện phép nhân hai số tự nhiên theo các quy tắc đã học.
- Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì tính phép nhân trước, tính phép cộng sau.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Lời giải:
a) 268 x 235 = 62980
324 x 250 = 8100
b) 475 x 205 = 97375
309 x 207 = 63963
c) 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548
45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900
Bài 3 trang 75 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) \( 2 \times 39 \times 5\);
b) \( 302 \times 16 + 302 \times 4\);
c) \(769 \times 85 \,– 769 \times 75\).
Phương pháp:
a) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm 2 và 5 lại thành 1 tích rồi nhân với 39.
b) Áp dụng công thức: \(a \times b + a \times c = a \times (b+c)\).
c) Áp dụng công thức: \(a \times b - a \times c = a \times (b-c)\).
Lời giải:
a) 2 x 39 x 5
= 39 x (2 x 5)
= 39 x 10 = 390
b) 302 x 16 + 302 x 4
= 302 x ( 16 +4)
= 302 x 20 = 6040
c) 769 x 85 – 769 x 75
= 769 x (85 – 75)
= 769 x 10 = 7690
Bài 4 trang 75 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25l nước. Vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15l nước. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ?
Phương pháp:
Cách 1:
- Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.
- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 1 phút.
- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 75 phút.
Cách 2:
- Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.
- Tính số lít nước vòi thứ nhất chảy vào bể trong 75 phút.
- Tính số lít nước vòi thứ hai chảy vào bể trong 75 phút.
- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 75 phút.
Lời giải:
Cách 1:
Ta có 1 giờ 15 phút = 75 phút.
Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được: 25 + 15 = 40 (l)
Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được:
40 x 75 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 l nước
Cách 2:
1 giờ 15 phút = 75 phút
Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ nhất chảy vào bể được:
25 x 75 = 1875 (l)
Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ hai chảy vào bể được:
15 x 75 = 1125 (l)
Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được:
1875 + 1125 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 l nước
Bài 5 trang 75 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Một hình vuông có cạnh là \(a\). Gọi \(S\) là diện tích của hình vuông.
a) Viết công thức tính diện tích của hình vuông đó.
b) Tính diện tích của hình vuông khi \(a = 25m\).
Phương pháp:
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
Lời giải:
a) Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó nên:
S = a x a
b) Với a = 25m thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục