Xem thêm: CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
Bài 1 trang 68 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
\(a) \;135 \times (20 + 3)\) \(b)\;642 \times (30 -6)\)
\(427 \times (10 + 8)\) \(287 \times (40 -8)\)
Phương pháp:
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
\(a \times (b +c) = a \times b + a \times c\)
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với một số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
\(a \times (b -c) = a \times b - a \times c\)
Lời giải:
a) 135 x (20 + 3)
= 135 x 20 + 135 x 3
= 2700 + 405 = 3105
427 x (10 + 8)
= 427 x 10 + 427 x 8
= 4270 + 3416 = 7686
b) 642 x (30 -6)
= 642 x 30 - 642 x 6
= 19260 - 3852 = 15408
287 x (40 -8)
= 287 x 40 - 287 x 8
= 11480 - 2296 = 9184
Bài 2 trang 68 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
\(134 \times 4 \times 5\); \(5 \times 36 \times 2\); \(42 \times 2 \times 7 \times5\)
b) Tính (theo mẫu):
Mẫu: \(145 \times 2 + 145 \times 98\) \(=145 \times (2 + 98)\)
\(=145 \times 100 = 14500\)
\(137 \times 3 + 137 \times 97\) \( 428 \times 12 - 428 \times 2\)
\(94 \times 12 + 94 \times 88\) \(537 \times 39 - 537 \times 19\)
Phương pháp:
a) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn chục, tròn trăm, ... lại với nhau.
b) Áp dụng các công thức:
\(a \times b + a \times c = a \times (b+c)\) ; \(a \times b - a \times c = a \times (b-c)\).
Lời giải:
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
134 x 4 x 5
= 134 x (4 x 5)
= 134 x 20 = 1680
5 x 36 x 2
= 36x (5 x 2)
= 36 x 10 = 360
42 x 2 x 7 x5
= (42 x 7) x (2 x5)
= 294 x 10 = 2940
b) 137 x 3 + 137 x 97
= 137 x (3 + 97)
= 137 x 100 = 13700
94 x 12 + 94 x 88
= 94 x (12 + 88)
= 94 x 100 = 9400
428 x 12 - 428 x 2
= 428 x (12 - 2) = 4280
537 x 39 - 537 x 19
= 537 x (39 - 19)
= 537 x 20 = 10740
Bài 3 trang 68 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
a) \(217 \times 11\) \(217 \times 9\)
b) \(413 \times 21\) \(413 \times 19\)
c) \(1234 \times 31\) \(875 \times 29\)
Phương pháp:
Phân tích thừa số thứ hai thành tổng hoặc hiệu của hai số, sau đó áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu để tính giá trị biểu thức.
Lời giải:
a) 217 x 11
= 217 x (10 +1)
= 217 x 10 + 217 x 1
= 2170 + 217 = 2387
217 x 9 = 217 x (10-1)
= 217 x 10 - 217 x 1
= 2170 - 217 = 1953
b) 413 x 21 = 413 x (20 + 1)
= 413 x 20 + 413 x 1 = 8673
413 x 19 = 413 x (20-1)
= 413 x 20 - 413 x 1 = 7847
c) 1234 x 31 = 1234 x (30 +1)
= 1234 x 30+ 1234 x 1
= 37020 + 1234 = 38254
875 x 29 = 875 x (30 -1)
= 875 x 30 - 875 x 1
= 26250 - 875 = 25375
Bài 4 trang 68 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài là 180m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Tính chu vi và diện tích của sân vận động đó.
Phương pháp:
- Tính chiều rộng = chiều dài \(: 2\).
- Tính chu vi = (chiều dài + chiều rộng) \(\times \,2\).
- Tính diện tích = chiều dài \(\times \) chiều rộng.
Lời giải:
Chiều rộng sân vận động là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
Diện tích sân vận động là:
180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số: Chu vi: 540m ; Diện tích: 16200m2
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục