Xem thêm: CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
Bài 1 trang 52 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong mỗi trường hợp sau:
Phương pháp:
Ta có thể vẽ như sau:
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng CD.
- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng CD sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.
Lời giải:
Hướng dẫn:
- Đặt một cạnh góc vuông của ê – ke trùng với đường thẳng CD
- Trượt ê – ke theo đường thẳng để cạnh góc vuông còn lại của ê - ke gặp điểm E, vạch đường thẳng theo cạnh đó…
Bài 2 trang 53 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Hãy vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau:
Phương pháp:
Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H.
Khi đó đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
Lời giải:
Hướng dẫn:
- Đặt một cạnh góc vuông của ê-ke trùng với đường thẳng BC
- Trượt ê-ke theo đường thẳng để cạnh góc vuông còn lại của ê-ke gặp điểm A, vạch đường cao AH theo cạnh đó…
Bài 3 trang 53 SGK Toán 4 tập 1
Câu hỏi:
Cho hình chữ nhật ABCD và điểm E trên cạnh AB.
Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC, cắt cạnh DC tại điểm G. Ta thu được các hình tứ giác đều là hình chữ nhật, nêu tên các hình chữ nhật đó.
Phương pháp:
Ta có thể vẽ như sau:
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh CD.
- Chuyển dịch ê ke trượt theo cạnh CD sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng EG đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD (G thuộc cạnh CD).
Lời giải:
Các hình chữ nhật có ở hình bên là: AEGD, EBCG, ABCD.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục