Cho hình bình hành ABCD (h. 183). Từ A và C kẻ AH và CK vuông góc với đường chéo BD. Chứng minh rằng hai đa giác ABCH và ADCK có cùng diện tích.
Giải:
Xét ∆ ABC và ∆ CDA
+) AC chung
+) AB = CD (Vì ABCD là hình bình hành)
+) BC = DA (Vì ABCD là hình bình hành)
Suy ra ∆ ABC = ∆ CDA (c.c.c)
\( \Rightarrow {S_{ABC}} = {S_{CDA}}\) (1)
ABCD là hình bình hành nên OA = OC (tính chất hình bình hành)
Xét hai tam giác vuông AOH và CKO có:
+) OA = OC (cmt)
+) \(\widehat {AOH} = \widehat {COK}\) (đối đỉnh)
\( \Rightarrow \Delta AOH = \Delta COK\) (cạnh huyền góc nhọn)
\( \Rightarrow AH = CK\) (hai cạnh tương ứng)
Mặt khác: AH, CK cùng vuông góc với BD nên AH // CK
Tứ giác AHCK có AH = CK (cmt) và AH //CK (cmt) nên AHCK là hình bình hành.
Do đó: AK = CH (tính chất hình bình hành)
Xét ∆ AHC và ∆ CKA có:
+) AC chung
+) CH = AK (cmt)
+) AH = CK (cmt)
\( \Rightarrow \) ∆ AHC = ∆ CKA (c.c.c)
\( \Rightarrow {S_{AHC}} = {S_{CKA}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\({S_{ABC}} + {S_{AHC}} = {S_{CDA}} + {S_{CKA}}\)
Hay \({S_{ABCH}} = {S_{ADCK}}\)
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục